Top 12 cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, an toàn nhất

1. Cây lược vàng

Cây lược vàng cũng là một cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường. Trong cây lược vàng có flavonoid giúp ổn định đường huyết và tình trạng lượng đường trong máu đột ngột tăng sau ăn.
Cách chữa tiểu đường bằng thuốc nam với cây lược vàng:
Rửa sạch và ngâm 2 lá lược vàng với nước muối pha loãng. Tiếp tục giã lấy nước và uống mỗi ngày 3 lần trước khi ăn 30 phút. Thực hiện xen kẽ 2 tuần, ngưng 1 tuần.
Rửa sạch và tráng lá lược vàng qua với một chút rượu. Sau đó cắt nhỏ và ngâm chung với rượu trong bình. Đến khi rượu chuyển sang màu vàng (thường khoảng 1 tháng) là dùng được.

2. Nấm linh chi

Nấm linh chi chứa thành phần Polysaccharide có khả năng ổn định và giảm đường huyết, loại bỏ biến chứng tiểu đường như huyết áp, tim, đột quỵ. Ngoài ra, nấm linh chi còn có thể giảm đường và triglyceride trong máu.
Bạn có thể dùng nấm linh chi ở dạng thuốc sắc, nấu canh hoặc làm trà uống hàng ngày.

3. Lá ổi 

Lá ổi chứa nhiều vitamin A, C, B2, E, K, chất xơ, canxi tốt cho sức khỏe người tiểu đường. Ngoài ra, lá ổi cũng có khả năng uyển hóa thức ăn thành đường glucose của enzyme alpha glucosidase, giúp ổn định đường huyết của người bệnh.
Bài thuốc thuốc nam từ lá ổi trị tiểu đường:
Rửa sạch 100g lá ổi non nấu nước uống hàng ngày.
Nếu không có lá ổi non, bạn cũng có thể dùng lá ổi già hơn nhưng giảm hàm lượng xuống còn khoảng 30g và sắc nước dùng thay cho trà.

4. Cây mạch môn

Danh sách thuốc nam trị tiểu đường chắc chắn không thể thiếu mạch môn. Mạch môn chứa các loại hoạt chất có công dụng tăng insulin, kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Ngoài ra, củ mạch môn còn có thể bảo vệ mạch máu cầu thận, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường liên quan đến thận.
Bạn dùng 6 – 12g củ mạch môn khô sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ giúp cải thiện đường huyết khá tốt.

5. Cây chó đẻ răng cưa

Diệp hạ châu cũng được biết đến là loại thuốc nam trị tiểu đường rất tốt. Loại cây này kháng viêm, làm lành nhanh chóng các vết thương của người tiểu đường, hỗ trợ cân bằng đường huyết.
Các bước chữa tiểu đường bằng thuốc nam với diệp hạ châu:
Thời gian đầu: Đun sôi, sắc nước 12g diệp hạ châu + 12g cam thảo để uống hàng ngày.
Thời gian sau khi chỉ số đường huyết được cải thiện, bạn chỉ cần cho mỗi loại 5g.

6. Củ cải

Bài thuốc nam trị tiểu đường số 1: Củ cải, cải xoong, cần tây, mùi tàu, tía tô, cà rốt, cải bắp… xay lấy sinh tốt uống hằng ngày giúp kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu.
Bài thuốc thuốc nam trị tiểu đường số 2: Nấu cháo củ cải. Gạo nếp 50gr, gạo tẻ 50gr, củ cải, đem nấu cháo, thêm gia vị ăn 2 lần trong ngày, sử dụng 3 ngày liên tiếp sẽ thấy có hiệu quả.
Bài thuốc thuốc nam trị tiểu đường số 3: Củ cải tươi nấu cá muối khô. Dùng 250gr củ cải tươi, bỏ vỏ nấu với cá 25gr cá muối khô. Cho người bệnh tiểu đường ăn cách ngày một lần.
Xem thêm: Top 4 máy đo đường huyết Omron đáng mua nhất hiện nay

7. Khổ qua (mướp đắng)

Trong khổ qua có hàm lượng protein và vitamin C khá cao, giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, tiêu viêm, thải độc gan. Bạn có thể ăn sống khổ qua (rửa sạch, bỏ hát và thái mỏng) hoặc sắc nước uống bằng cách phơi khô 7 – 10 trái rồi đun sôi cùng 4 chén nước đến khi sắc lại còn 1 chén thì lấy uống như trà.

8. Dây thìa canh

Trong lá cây thìa canh có acid gymnemic, chất này giúp sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, nhờ đó tăng lượng insulin được tiết ra. Nhờ đó mà đường huyết được ổn định tốt hơn, đào thải cholesterol tránh tăng cân, làm mất vị ngọt tạm thời của đồ ăn và giảm hấp thụ đường từ ruột vào máu.
Bạn có thể hãm hoặc sắc nước uống dây thìa canh như sau:
Hãm nước uống với 50 – 70g dây thìa canh khô đun sôi cùng khoảng 1 lít nước trong 30 phút. Để ấm hàng ngày uống sau ăn 30 phút.
Sắc nước với lượng dây thìa canh như trên, đun sôi khoảng 15 phút với 1,5 lít nước ấm và uống thay nước hàng ngày. Bạn cũng có thể uống lạnh.

9. Cam thảo đất

Bài thuốc nam trị tiểu đường với cam thảo đất có công dụng cải thiện rõ đường huyết sau khoảng 1 tháng, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như gan, giác mạc, huyết áp,…
Chuẩn bị 15gram cam thảo đất loại khô và 10 gram diệp hạ châu. Sau đó nấu hỗn hợp với 3 phần nước trong lửa vừa đến khi còn lại 1 phần. Mỗi ngày nên nấu uống điều độ 2 lần.

10. Lá sầu đâu

Lá sầu đâu hay còn được gọi là lá neem thường được dùng để trị một số bệnh ngoài da, xương khớp,… Bên cạnh đó, loại lá này cũng giúp ổn định đường huyết cho người mắc tiểu đường tuýp 2.
Cách cây thuốc nam trị tiểu đường này như sau:
Rửa sạch 5 – 10g lá sầu đâu tươi rồi đem phơi héo trong bóng râm.
Sau đó nấu cùng với nước, uống mỗi ngày.

11. Cây mã đề

Mã đề cũng là loại thuốc nam trị tiểu đường có tính mát, vị ngọt công dụng lợi tiểu, kháng viêm, chủ trị viêm phế quản, viêm họng, đái rắt và cả bệnh tiểu đường
Để điều trị tiểu đường, người bệnh có thể dùng hạt mã đề theo bài thuốc sau:
6g hạt mã đề và 6g mẫu đơn bì; sơn dược, phụ tử, sinh địa (mỗi vị 15,5g ); trạch tả, ngưu tất, quế, sơn thù du (mỗi vị 10g).
Tán tất cả thành bột mịn, vo viên hoàn có trọng lượng khoảng 2,5g.
Uống mỗi ngày 8 viên chia làm 2 lần.

12. Giảo cổ lam

Giảo cổ lam chứa nhiều chất quý như phanoside, tanin, polysaccharide làm giảm và duy trì ổn định chỉ số đường huyết, tăng hoạt lực insulin, giảm hấp thu glucose từ ruột vào máu.
Bạn hãy đun sôi 40 – 50g giảo cổ lam cùng 1 lít nước. Sau đó để nguội và uống như nước bình thường. Lưu ý không nên uống giảo cổ lam vào buổi tối hoặc trước khi ngủ bởi nó có thể gây mất ngủ.

Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường

Tuy an toàn và ít tác dụng phụ hơn các thuốc tây y nhưng khi sử dụng thuốc nam chữa tiểu đường người bệnh vẫn cần phải thận trọng. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng các loại cây thuốc nam:

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc nam theo kinh nghiệm, thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không bỏ thuốc đã được bác sĩ kê đơn và duy chế độ ăn, tập luyện cho người tiểu đường theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết trong suốt quá trình điều trị.
  • Ngay khi có các triệu chứng bất thường như đói cồn cào, tay chân run rẩy, vã mồ hôi lạnh, thèm ăn, sụt cân nhanh, choáng váng… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Những thông tin này hy vọng giúp bạn có những kinh nghiệm sử dụng an toàn. Nếu dùng hãy tham khảo thông tin từ thầy thuốc để được tư vấn sử dụng hiệu quả và an toàn hơn.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *