Cách bảo quản giò chả được lâu tận 20 ngày, cận Tết mẹ tha hồ mua để nhà ăn dần hay đãi khách

Từ xa xưa, giò chả luôn xuất hiện trên mâm cỗ trong những dịp lễ lớn, đặc biệt là Tết. Bởi trông có vẻ dung dị nhưng lại là biểu tượng của sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm từ công thức tạo nên. Cụ thể, “trong ấm” là chả lụa được làm từ thịt thăn heo là chính, nên để chả lụa ngon ngọt, thơm thì phải chọn được thịt thăn tươi ngon và còn ấm thì mới làm được chả lụa ngon. Còn “ngoài êm” là chả lụa đúng cách phải được bọc bằng 3 lớp lá chuối để bảo quản chả một cách tự nhiên, bên trong là lớp non nhất, bên ngoài là lớp lá xanh già. Do đó, độ khoảng mấy ngày trước Tết mọi người thường xúm xính làm giò chả hoặc nếu bận quá không có thời gian thì ra chợ mua với số lượng lớn để ăn dần. Và nếu như người không biết cách bảo quản sẽ dễ bực mình khi mới để 1-3 ngày đã hư, còn người nào tinh tế hơn, nắm rõ cách bảo quản giò chả dưới đây thì vô tư để lâu rồi nhé.

Cách bảo quản giò chả trong tủ lạnh

Ngăn mát tủ lạnh chính là môi trường lý tưởng nhất để bảo quản thực phẩm. Với nhiệt độ từ 5 – 10 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp để giữ lại độ tươi ngon của thực phẩm, và giò chả cũng không ngoại lệ. Cách bảo quản giò chả bằng tủ lạnh chỉ hiệu quả tối đa với điều kiện chả vẫn còn nguyên cây chưa cắt ra. Lúc này, các mẹ chỉ cần cho vào một góc thoáng của tủ.

hình ảnh

Ảnh minh họa – nguồn internet

Nếu cây chả đã cắt và sử dụng một phần, các mẹ nên dùng màng bọc thực phẩm bọc thật kỹ phần lại. Mỗi lần lấy chả ra sử dụng, các mẹ hãy thay các lớp bọc mới. Màng bọc thực phẩm sẽ ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như lây nhiễm chéo vi sinh vật giữa các loại thực phẩm. Lưu ý là khi cắt giò chả, cần sử dụng dao sạch không dính nước, nếu không sẽ khiến cho món ăn nhanh bị hỏng hơn.

Thông thường, ngăn mát tủ lạnh thì có thể để giò chả được từ 4 – 6 ngày. Còn ngăn đá có thể giữ giò chả được trong khoảng 10 – 20 ngày.

hình ảnh

Ảnh minh họa – nguồn internet

Cách bảo quản giò lụa khi không có tủ lạnh
Thực tế, mùa Tết ở miền Bắc nước ta luôn trong mùa lạnh, nhiệt độ cao nhất cũng không quá 27°C nên việc để giò chả ở ngoài tủ lạnh cũng không gặp vấn đề quá lớn. Các mẹ chỉ cần để nơi thông thoáng, không để phần lớp bọc bên ngoài làm bí khí là được.

Trường hợp ở những nơi có khí hậu nóng hơn, các mẹ nên để vào một thùng chứa đá giữ nhiệt để đảm bảo giò chả. Khi sử dụng có thể đem hấp lên hoặc rán qua

Ngoài ra, có một cách bảo quản giò chả khi không có tủ lạnh thường được ông bà thời xưa áp dụng. Đó là sau khi luộc xong rửa tráng giò bằng nước lã, để ráo, xếp thành lớp, dùng vật nặng đè lên cây giò ép cho nước ra bớt, để trong vòng vài giờ rồi treo lên nơi khô ráo trong nhà hoặc các mẹ cũng có thể ngâm xuống giếng nước, nhiệt độ ổn định ở dưới giếng nước bảo quản được giò chả trong vài tháng liền đấy ạ.

xem thêm;

Đổ giấm vào máy giặt tưởng vô lý nhưng kết quả khiến ai cũng phải thán phục

Máy giặt cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo quần áo giặt xong luôn sạch sẽ. Dùng giấm chính là cách vệ sinh máy giặt tiết kiệm và hiệu quả mà bạn nên thử.
Vì sao cần vệ sinh máy giặt định kỳ?

Khi cho quần áo vào máy giặt, máy sẽ hoạt động với cơ chế quay lồng giặt liên tục giúp quần áo ma sát, va đập vào lồng giặt nhằm đánh bay các vết bẩn.

Sau một thời gian sử dụng, lồng giặt sẽ bị tích tụ các vết bẩn, vi khuẩn, nấm mốc,… khiến cho quần áo khi giặt xong vẫn có mùi ẩm, khó chịu và bám cặn bẩn gây ngứa ngáy khi mặc vào.

Chính vì vậy, việc vệ sinh máy giặt định kỳ là rất cần thiết giúp tăng tuổi thọ máy giặt cũng như giúp giặt quần áo sạch hơn.


Bao lâu nên vệ sinh máy giặt 1 lần?

Nếu nhà bạn dùng máy giặt hàng ngày hoặc trên 4 lần/tuần thì cứ sau 2-3 tháng nên vệ sinh máy giặt một lần. Còn nếu một tuần chỉ dùng máy giặt 1-2 lần thì có thể đợi 6 tháng vệ sinh một lần.

Vệ sinh máy giặt bằng giấm thế nào cho hiệu quả?

Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên giúp làm sạch máy giặt. Nguyên liệu này hầu như bếp nhà nào cũng có nên rất tiện sử dụng khi cần.

– Đối với máy giặt cửa trên: Bạn xả nước đầy lồng giặt (không cho quần áo), tốt nhất nên chọn chế độ giặt nóng. Tiếp đến đổ 3-4 cốc giấm trắng vào máy giặt.

– Đối với máy giặt cửa trước: Bạn đổ giấm vào trong lồng giặt trước khi máy bắt đầu chu trình giặt.

Bạn ngâm trong khoảng 30 phút – 1 tiếng để tẩy sạch tất cả các chất bẩn bám bên trong. Giấm sẽ thấm sâu các ngóc ngách của lồng giặt và giúp loại bỏ các vết nấm mốc còn lại.

Tiếp đến bạn khởi động máy giặt, chọn chu trình giặt có thời gian lâu nhất. Khi máy kết thúc chu trình thì bạn dùng khăn sạch nhúng giấm lau lại máy giặt một lần nữa. Sau đó mở cửa máy giặt để bên trong được khô hoàn toàn.

Cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và rất nhiều chi phí liên quan. Quan trọng là đem lại hiệu quả vệ sinh cao.

Những cách vệ sinh máy giặt tiết kiệm khác

Vệ sinh máy giặt bằng giấm và baking soda

Trong baking soda có chất tẩy tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn mà khi lau bằng khăn ẩm bình thường sẽ không thể làm sạch.

Bạn xả nước ấm vào lồng giặt, thêm vào 2-3 chén giấm. Ngâm khoảng 30 phút thì cho 250g bột baking soda hòa tan vào nước. Sau đó giặt với chu trình lâu nhất. Tiếp đến bạn dùng khăn khô lau bên trong máy giặt.

Bạn cũng có thể pha baking soda với một chút nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt rồi lau chùi các vết bẩn bám lâu ngày trên bề mặt thân vỏ máy.

Vệ sinh máy giặt bằng bột tẩy

Các gói bột tẩy chứa chất tẩy hóa học có tác dụng loại bỏ cặn bẩn. Nhưng bạn không nên sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh vì nếu chúng còn bám trong lồng giặt sẽ dính trên quần áo và gây hại đến sức khỏe.

Bạn xả nước ấm vào lồng giặt và cho bột tẩy vào bên trong. Bạn lưu ý không đổ vào khay đựng xà phòng và nước xả. Sau đó khởi động máy với chế độ tự làm sạch hoặc vắt nhẹ và dừng máy ngay trước khi xả nước. Ngâm khoảng 3 tiếng rồi tiếp tục chu trình giặt đầy đủ. Máy giặt xong bạn dùng khăn lau và mở cửa cho khô hoàn toàn.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *