Nhiều người khi nấu ăn thường quen tay cho thứ này vào nồi mà không biết rằng nó sẽ khiến canh nồng, mất hết vị ngon.
Hầm xương được coi như liều “thuốc bổ”, rất phù hợp với những người ốm yếu hoặc người già và trẻ nhỏ. Khi hầm xương, không chỉ thịt nhừ mà phần tuỷ bên trong cũng khiến món ăn thêm ngọt và bổ dưỡng. Món ăn này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và dưỡng da, đồng thời làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật trong mùa đông.
Tuy nhiên, khi hầm xương hãy nhớ không cho 2 gia vị này vào, món ăn sẽ có mùi lạ và không ngon. Đó là tiêu và tỏi, cụ thể:
Gia vị đầu tiên: Tiêu
Khi hầm canh xương, nhiều người luôn cho một ít tiêu để giảm bớt mùi tanh của xương. Tuy nhiên, làm như vậy, mùi tiêu sẽ át hoàn toàn mùi thịt và món ăn không còn vị thơm, ngọt của xương.
Tiêu chỉ nên dùng để ướp và xào các loại thịt khác như cá hoặc thịt bò. Khi đó, mùi thơm của tiêu sẽ khiến món ăn đậm đà và bớt tanh hơn. Món canh cũng sẽ ngon hơn gấp nhiều lần nếu bạn biết cho tiêu đúng cách.
Gia vị thứ 2: Tỏi
Tỏi có chứa allicin. Chất này tuy có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn nhưng sau khi nấu chín sẽ có mùi nồng. Khi đó, mùi nồng của tỏi sẽ át đi mùi thịt và độ ngon ngọt của xương, dẫn đến nước hầm xương không thơm và thịt có vị lạ.
Hãy chú ý hơn khi nấu ăn và bỏ thói quen cho 2 thứ gia vị kể trên vào nồi canh xương. Chúc các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nấu ăn ngon và đừng quên chia sẻ những công thức hầm xương ngon mà bạn biết nhé!
XEM THÊM;
Trứng gà cực kỳ kỵ với 5 món: Mẹ biết rồi nhớ đừng kết hợp chung
Từ lâu, trứng gà là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình vì vừa rẻ tiền lại vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm các loại vitamin nhóm A, B, D và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
Tuy nhiên, theo trang Sức khỏe Đời sống em đọc được, trứng gà cực kỳ kỵ với 5 món dưới đây, nếu kết hợp chung sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là tính mạng của chúng ta đấy các mẹ ạ.
1. Ăn trứng gà kết hợp với thịt xông khói
Rất dễ thấy món này xuất hiện trong bữa ăn sáng của nhiều gia đình bởi vì tính tiện lợi. Song sự kết hợp này khiến chúng ta dễ bị thừa chất do cả 2 đều chứa hàm lượng protein và chất béo rất cao, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi. Đồng thời, lượng chất béo chứa trong thịt xông khói là loại không lành mạnh nên càng khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh Niên và Người Lao Động.
2. Ăn trứng gà với đường
Khi kết hợp trứng gà với đường sẽ tạo thành chất có tên là fructosyl lysine, chất này khó hấp thu vào cơ thể và dễ bị đào thải ra ngoài. Cho nên việc dùng món kết hợp này chẳng khác nào chúng ta không ăn gì cả. Không chỉ vậy, sự kết hợp này còn tạo ra một loại chất khác gây hại cho cơ thể và nếu ăn nhiều sẽ tạo thành cục máu đông.
3. Ăn trứng gà rồi uống sữa đậu nành
Nhiều người có thói quen ăn trứng gà rồi kết hợp với việc uống sữa đậu nành vì nghĩ sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Song suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm vì protein trong lòng trắng trứng gà và enzyme tiêu hóa kết hợp với nhau sẽ làm giảm tác dụng cũng như giá trị dinh dưỡng của trứng gà. Vì thế tốt nhất là sau khi ăn trứng gà được một thời gian ngắn rồi hãy uống sữa đậu nành, hoặc mẹ cũng có thể kết hợp cùng lúc nhưng hãy loại bỏ lòng trắng trứng gà ra nhé.
4. Ăn trứng gà rồi uống trà
Thông thường chúng ta có thói quen ăn trứng gà xong rồi uống trà cho sạch miệng với tráng ruột. Nhưng thực tế cách làm này lại phản tác dụng hay thậm chí gây hại cho cơ thể. Lý giải điều này là vì trà có chứa nhiều chất axit tannic khi kết hợp với protein sẽ làm chậm quá trình hoạt động của ruột, đồng thời kéo dài thời gian lưu trữ phân ở trong ruột nên có thể khiến chúng ta bị táo bón. Chất thải lâu ngày tích tụ trong cơ thể không được cho ra ngoài sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh ung thư và nguy hiểm đến tính mạng.
5. Ăn trứng gà cùng với quả hồng
Sự kết hợp giữa 2 món này có thể khiến chúng ta bị nôn mửa, ngộ độc hoặc viêm dạ dày cấp tính. Thông thường phản ứng sẽ không xuất hiện ngay mà sau 1 – 2 giờ kể từ lúc ăn nên mẹ phải chú ý đến các biểu hiện này.
Trong tình huống lỡ xảy ra ngộ độc thì uống 20g muối với nước sôi hoặc dùng nước ép gừng tươi cùng với nước ấm để cơ thể nôn ra hết các chất độc hại. Nếu không thể nôn được thì phải uống rất nhiều lần cho đến khi đẩy hết chất độc ra ngoài. Thậm chí trong một số trường hợp còn phải áp dụng các phương pháp nhuận tràng nữa.
Tuy trứng gà là món ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt đâu ạ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào độ tuổi sẽ có mức sử dụng khác nhau:
– Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: ½ lòng trắng trứng gà và chỉ được ăn 1 – 2 lần/tuần.
– Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Ăn 2 quả/tuần.
– Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Ăn 3 quả/tuần.
– Đối với người lớn: Ăn 3 – 4 quả/tuần. Nếu ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, nguy cơ đào thải ra ngoài là rất cao.
– Đối với phụ nữ mang thai: Cũng chỉ nên ăn với lượng như người lớn hoặc ít hơn tùy vào thể trạng thai ở từng thời điểm. Việc ăn quá nhiều mức cho phép có thể sẽ khiến đường ruột gặp các vấn đề rắc rối.
Ảnh minh họa. Nguồn: VinID.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình, ngoài việc lưu ý tránh kết hợp với những món đại kỵ và mức sử dụng phù hợp với từng độ tuổi, mẹ cũng cần chú ý đến việc chọn trứng tươi mới thông qua các phương pháp nhận diện như rọi đèn hoặc bỏ trong ly nước…
Khi đập trứng ra, lòng đỏ trứng có màu vàng nhạt hoặc cam đậm đều có hàm lượng protein và chất béo như nhau, song lượng vitamin trong lòng đỏ đậm sẽ nhiều hơn đấy.