Khi dọn nhà cuối năm, bạn nên đem những món đồ này bỏ đi, vừa giúp nhà gọn gàng, sạch sẽ, vừa là cách loại bỏ xui xẻo.
Các loại bát, đĩa, cốc, chén bị vỡ
Trước đây, bát, đĩa, cốc, chén được coi là biểu tượng của sự giàu có của một gia đình. Dùng bát đĩa mẻ trong quá trình ăn uống vừa gây mất thẩm mỹ, vừa khiến người dùng dễ bị thương do chạm phải các vết mẻ có cạnh sắc.
Theo quan niệm phong thủy, giữ những món đồ không lành lặn này sẽ vô tình rước những điều không may mắn trong nhà. Do đó, khi bát đĩa, cốc chén bị mẻ, bị vỡ, gia chủ không nên giữ lại trong nhà mà hãy gói kín trong túi nilon rồi đem bỏ đi.
Đồng hồ hỏng
Theo phong thủy, đồng hồ là biểu tượng của dòng thời gian, của sự sống. Vì vậy, đồng hồ hỏng, ngừng chạy được coi là thứ mang ý nghĩa không tốt. Việc đồng hồ dừng chạy khiến người ta liên tưởng đến hàm ý mất mát, không hay. Do đó, nếu thấy đồng hồ trong nhà không hoạt động, bạn nên kiểm tra để thay pin hoặc đem sửa chữa hay thay đồng hồ mới nếu cần.
Lịch cũ
Khi hết năm, bạn nên đem lịch cũ bỏ đi. Lịch cũng là vật đại diện cho sự trôi chảy, thời gian không ngừng chuyển động. Vì vậy, giữ lịch cũ trong nhà mang ý nghĩa thời gian trì trệ, thậm chí còn khiến gia chủ bị thụt lùi, khó tiến lên. Năm hết Tết đến, gia chủ nên chuẩn bị những tờ lịch mới để treo trong nhà, vừa tiện sử dụng vừa mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình.
Cây, hoa khô héo
Những bình hoa, chậu cây nhỏ là đồ vật trang trí được nhiều người yêu thích. Chúng mang đến sinh khí, sức sống, màu sắc sinh động cho căn nhà. Cây và hoa có thể được bày ở khắp mọi nơi, trong sân vườn, phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ hay nhà vệ sinh đều được.
Khi bày cây và hoa tươi, gia chủ cần chú ý một điều quan trọng. Khi cây và hoa bị khô héo, hãy nhanh chóng thay mới chúng. Cây, hoa úa tàn mang tới cảm giác trị trệ, nguồn năng lượng sụt giảm. Cây và hoa úa tàn cũng gây ra mùi khó chịu, hút các loại côn trùng gây hại.
Ghế bập bênh không sử dụng đến
Ghế bập bênh không sử dụng đến được coi là vật không may mắn trong phong thủy. Người xưa quan niệm rằng ghế bập bệnh không sử dụng có thể chứa đựng thế lực vô hình, mang đến sự ảm đạm, mất mát cho gia đình. Vì vậy, nếu không còn nhu cầu dùng đến chiếc ghế đó nữa, gia chủ có thể mang đi tặng người khác hoặc đem quyên góp cho những nơi cần vật dụng như vậy.
Cây có gai nhọn
Các loại cây có gai nhọn như xương rồng thường khá dễ trồng, dễ sống nên được nhiều người lựa chọn để làm cây cảnh trong nhà. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế bày loại cây này. Thân cây xù xì, gai góc được cho là vật mang nhiều nguồn năng lượng không tốt, gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp, công danh của thành viên trong gia đình.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
XEM THÊM;
Loại quả này được ví như ‘v:àng đen’, đem kho với thịt vừa ngon vừa b:ổ gấp đôi
Trám đen kho thịt là món ăn dễ chế biến. Vị bùi bùi của trám thấm đẫm vị béo ngậy của thịt ba chỉ, càng ăn càng thấy ngon, thấy hấp dẫn lạ miệng.
Trám đen là loại quả khá đặc thù, chúng chỉ cho thu hoạch vào mùa thu và không phải nơi nào cũng có. Trước đây, loại quả này được trồng rất nhiều ở một số tỉnh miền Bắc, vào thời điểm thu hoạch nhiều nơi trám rụng đen gốc nhưng không ai nhặt. Nhiều gia đình khó khăn còn dùng loại quả này ướp muối mặn để ăn dần cả năm.
Khoảng 10 năm trở lại đây, khi diện tích trồng trám thu hẹp, giá loại quả này tăng cao lên đến vào trăm nghìn đồng/1kg. Vì lý do đó, loại quả này còn được ví như “vàng đen” của mùa thu vì cung không đủ cầu.
Ngoài giá trị kinh tế, trám đen còn có giá trị ẩm thực và dược liệu với nguồn dinh dưỡng khá cao. Theo thông tin từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), quả trám chứa 12% protein, 1,09% lipid, 12% hydrat carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% phosphor và 0,004% F. Dầu hạt trám chứa caproic, myristic, acid hexanoic, stearic, palmatic, decanoic, linoleic, octanic, lauric… Cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, vitamin (C, B1, P), chất xơ và chất khoáng (kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…).
Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Quả trám chín có tác dụng chữa động kinh và an thần.
Công thức làm món thịt heo kho trám đen
Nguyên liệu:
– 500 gr thịt ba chỉ
– 300 gr trám đen
– Mắm, muối, nước hàng, mật mía, hành khô, hạt tiêu
Cách làm:
– Trám rửa sạch cho hết nhựa. Om trám với nước ấm 70 độ C, đậy vung kín cho tới khi trám mềm, vớt ra (có thể tách đôi bỏ hạt).
– Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê bột canh, 3 thìa canh nước hàng, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu và hành khô. Ướp tối thiểu trong 30 phút cho thấm gia vị.
Kho lửa 1: Cho thịt đã ướp vào nồi và xào săn lại rồi thêm nước nước xâm xấp mặt và kho trong 15-20 phút, tắt bếp để nguội.
Kho lửa 2: Cho trám vào tiếp tục kho trong 20 – 25 phút với lửa nhỏ. Thỉnh thoảng đậy vung nồi xóc nhẹ để nước xốt kho phủ bám đều thịt và trám (không đảo trám tránh bị nát). Khi nước kho sánh lại, thịt và trám mềm thì tắt bếp, rắc thêm hạt tiêu, múc ra đĩa.
Thịt màu cánh gián quyện với trám bùi bùi, thấm đẫm nước kho béo ngậy, ăn cùng cơm nóng, rau luộc.