Nếu cây hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc, 1 cây nở 400 bông, hương hoa đầy nhà, cứ tàn lại nở.
Trong phong thủy, vạn vật đều chia thành âm dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài có hình dáng đẹp, sai hoa, hương thơm dễ chịu, thanh thoát, mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp cho gia chủ giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần thư giãn, phấn chấn hơn.
Hoa nhài đem làm trà có tác dụng giúp giảm cân, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, ngừa ung thư. Ngoài ra, hoa nhài còn giúp giảm Cholesterol, giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp. Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho. Lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở. Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy.
Trong y học người ta còn dùng chồi hoa nhài để chữa bệnh về mắt và da, lá cây làm nguyên liệu để chữa trị các khối u ngực. Hoa lài cũng được xem là một loại thuốc an thần giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Tinh dầu hoa lài giúp cho tinh thần con người thư giãn, thoải mái vô cùng công hiệu.
Tuyệt chiêu trị hoa nhài lười ra hoa
Hoa nhài tốt là vậy, thế nhưng không ít người ca cẩm rằng cây hoa nhài họ trồng rất ít hoa. Thực tế là do bạn chưa bảo dưỡng đúng cách. Nếu cây cảnh hoa nhài nhà bạn đang lười ra hoa, hãy thử áp dụng 3 tuyệt chiêu dưới đây, kết quả sẽ khiến bạn kinh ngạc đấy.
+ Tỉa cành để thúc cây ra hoa
Sau khi hoa nhài ra hoa đợt đầu tiên trong năm, bạn hãy cắt tỉa những cành chết, cành hoa đã tàn để giảm tiêu hao chất dinh dưỡng không cần thiết. Không những vậy, việc cắt tỉa này còn giúp tăng sự phân hóa chồi bên.
Ngoài ra, nên tỉa bớt 2-3 cặp lá ở dưới gốc, sau đó thực hiện cắt tỉa để cành có chiều cao đồng đều và dáng cây hoa nhài gọn gàng, đẹp mắt hơn. Khi chồi mới phát triển được khoảng 10cm, cần bấm ngọn lại để thúc đẩy quá trình phân hóa chồi lần 2, từ đó có thể tăng số lượng hoa nở trong đợt tới.
+ Bón phân kích thích ra hoa
Sau mỗi đợt hoa nở, chất dinh dưỡng của hoa nhài gần như cạn kiệt, cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời cho hoa nhài có thể khiến cây nhanh chóng ra hoa trở lại. Trong thời kỳ cây hoa hoa, bạn nên bổ sung phân lân và kali cho cây để hoa ra nhiều, nở to và đẹp. Khi bổ sung, cứ 10 ngày tưới cho hoa nhài bằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hàm lượng lân và kali cao pha, loãng với nước theo tỷ lệ 1: 800 rồi tưới cho hoa.
Lưu ý trong thời kỳ cây ra hoa không nên bón phân đạm, nếu không sẽ chỉ thấy lá mà chẳng thấy hoa đâu. Vào mùa hè, hoa nhài dễ bị vàng lá và rụng lá, đất bị kiềm hóa. Nếu cây nhà bạn đang gặp tình trạng này thì cần khắc phục ngay nếu không cây sinh trưởng chậm, khả năng ra hoa giảm. Trong trường hợp này, bạn hãy tưới dung dịch sắt sunfat để thay đổi độ chua, độ kiềm của đất, bổ sung nguyên tố sắt sẽ giúp lá cây có màu xanh tươi, sáng bóng hơn.
+ Kiểm soát lượng nước tưới vào mùa hè
Hoa nhài tuy không ưa ẩm nhưng vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao khiến nước bốc hơi nhanh, nếu đất rồng trong chậu quá khô thì nụ hoa sẽ rụng do thiếu nước. Nhưng nếu bạn vô tình tưới quá nhiều nước, đất chậu sẽ tích nước nghiêm trọng khiến cây bị úng nước, nụ hoa cũng sẽ rụng, hoa nhanh tàn và thậm chí là chết cây.
Vì vậy, trong thời kỳ hoa nhài ra hoa, chúng ta phải kiểm soát lượng nước tưới, đất chậu không quá khô cũng không quá ẩm. Nói chung, khi nào thấy đất chậu khô thì tưới đẫm nước cho cây là được. Ngoài ra, khi nụ hoa nhài xuất hiện, tốt nhất không nên phun nước lên lá, tránh để nước rơi vào nụ, gây hỏng nụ và rụng sớm.
XEM THÊM;
Vắt chanh vào dầu chiên có lợi ích đặc biệt, mẹo cực hay nhưng ít người biết
Bạn có thể thấy việc vắt chanh vào dầu chiên nghe lạ nhưng nó thực sự mang lại lợi ích rất tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tác dụng của việc vắt chanh vào dầu chiên
Chiên rán là hình thức chế biến thực phẩm phổ biến. Các món ăn chiên rán thường được nhiều người yêu thích. Có một số mẹo chiên rán thực phẩm cực kỳ hữu ích mà không phải ai cũng biết.
Một trong những mẹo nhỏ khi chiên rán thực phẩm mà bạn nên biết đó chính là cho thêm muối hoặc chanh vào chảo dầu. Việc này sẽ giúp thực phẩm có lớp vỏ giòn nhưng bên trong vẫn mềm, không bị khô lại giảm tình trạng bắn dầu, mỡ
Cách làm rất đơn giản: Thực phẩm sau khi được sơ chế, rửa sạch thì phải để thật khô hoặc dùng khăn giấy thấm cho khô nước. Làm như vậy để tránh tình trạng cho thực phẩm ướt vào chảo làm dầu bắn lên. Sau đó, cho dầu vào chảo và bỏ thêm một chút xíu muối hoặc vài giọt nước cốt chanh vào chảo. Khi đầu sôi, không còn tiếng tanh tách thì bắt đầu cho thực phẩm vào chiên cho vàng hai mặt.
Sử dụng muối và chanh trong lúc chiên rán còn giúp ngăn tình trạng thực phẩm bị dính vào đáy chảo. Nó cũng giúp món ăn thơm ngon hơn, đậm đà hơn.
Lưu ý, khi chiên rán, bạn nên chiên ở vừa nhỏ vừa cho thực phẩm chín rồi mới tăng lửa lớn hơn để làm lớp vỏ bên ngoài giòn tan.
Một số mẹo chiên rán khác
Làm nóng chảo trước khi cho thực phẩm
Để đảm bảo thực phẩm không bị dính vào chảo và có lớp vỏ vàng giòn, bạn phải đảm bảo dầu chiên đã đủ nóng. Khi thả thực phẩm vào chảo, phần bên ngoài của thực phẩm sẽ nhanh chóng se lại, tránh tình trạng dính chảo hay vỡ nát.
Dùng bột mì
Một mẹo khác để chiên rán thực phẩm không bị bắn dầu và chính chảo chính là sử dụng bột mì. Bạn có thể phủ một lớp bột mì (hoặc bột chiên rán) bên ngoài thực phẩm. Bột sẽ thấm hút hết nước bên ngoài thực phẩm và giúp tránh được việc nước gặp dầu làm dầu bắn lên tung tóe. Phủ một lớp bột mỏng cũng giúp thực phẩm giòn hơn.
Một cách khác là chờ chảo dầu nóng rồi cho một thìa bột mì vào chảo. Dùng đũa khuấy đều cho bột mì phủ đều khắp đáy chảo. Sau đó cho thực phẩm vào chiên rán như bình thường.
Dùng chảo sâu lòng khi chiên rán
Bạn nên dùng chảo sâu lòng để chiên rán giúp hạn chế tình trạng dầu bắn ra ngoài. Việc sử dụng chảo sâu lòng cũng giúp bạn dễ dàng chiên rán thực phẩm ngập dầu. Bạn có thể tìm mua các loại chảo chuyên dụng cho việc chiên rán để tiện sử dụng. Những loại chảo này ngoài phần chảo còn có thể đi kèm một phần giỏ đựng thực phẩm để bạn có thể dễ dàng cho đồ vào chảo và lấy đồ ra hoặc kèm một phần giá dùng để gác thực phẩm lên trên cho ráo dầu.