Nhiều ngôi nhà phố bố trí khu vệ sinh dưới cầu thang để tiết kiệm không gian sinh hoạt, tuy nhiên cách này có nhiều nhược điểm.
Cách đây 24 năm, khi tôi ra Hà Nội học, đến nhà người quen chơi, lần đầu tiên, tôi thấy nhiều nhà bố trí WC dưới cầu thang đi kèm quạt hút mùi của Trung Quốc. Bật công tắc điện sáng, cái quạt chạy vù vù như cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, luồng khí hôi bị quạt thổi tán loạn ám cả nhà và một phần vào hộp kỹ thuật.
Ảnh minh họa: Bathroom Trend.
Năm này qua tháng khác, cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hoặc trong một góc thiếu khí trong nhà nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nó trở thành trào lưu, thói quen xây dựng. Thậm chí, một vài kiến trúc sư cũng áp dụng giải pháp này như một lựa chọn tất yếu.
Tuy nhiên, thay vì mùi hôi chỉ trong phạm vi vài mét vuông và thoát rất nhanh, toàn bộ căn nhà sẽ thành nơi chứa uế khí. Mọi người thường hay lý luận rằng, như thế sẽ tiết kiệm được vài mét vuông dành cho sinh hoạt. Nhưng một thiết kế khoa học sẽ giúp tiết kiệm không gian hơn thay cho quan điểm mặc định WC trong nhà nhỏ phải dưới gầm cầu thang.
Nếu khu đất nhà bạn có diện tích càng bé, mùi lại càng đặc trưng. Gió tự nhiên không vào được nên mùi ám vào tường, quần áo, khăn tắm… Vào những hôm trời nồm ở Hà Nội, mùi theo hơi nước bốc lên hôi hám và ám ảnh, gây khó chịu cho các thành viên trong nhà.
Có rất nhiều cách bố trí WC, bạn chỉ cần cho kiến trúc sư biết rõ hai yêu cầu bất di bất dịch của bạn. Một là khu vệ sinh phải có khí tươi để thông thoáng và thoát mùi hôi. Hai là thứ tự ưu tiên các khu chức năng trong sinh hoạt của bạn.
Trong không gian dưới 60 m2, bạn không thể sắp xếp ưu tiên cho mọi phòng mà phòng nào cũng hoàn hảo cả. Do đó, bạn cần phải có nguyên tắc rõ ràng cho từng khu chức năng trong gia đình. Khi đó, phòng chức năng có ưu tiên cao hơn sẽ được sắp xếp cho không gian tốt hơn. Các phòng khác sẽ bị hạn chế một số mặt tiện ích nhất định. Giống như khi chỉ có một cái bánh thì con ăn trước bố mẹ hay đi máy bay có sự cố thì bạn phải đeo bình dưỡng khí trước khi đeo cho con.
Mỗi gia đình có những thói quen sinh hoạt, những sở thích riêng, không mấy ai giống ai. Bởi vậy, sẽ là sai lầm khi bạn chưa có ý kiến tư vấn, trao đổi với kiến trúc sư mà bê nguyên một mẫu kiến trúc nào đó bạn thấy vừa mắt về làm cho nhà mình. Bạn không giỏi hơn kiến trúc sư nên cần tôn trọng phương án mà họ đưa ra, sẽ ít có sai sót hơn.
Kiến trúc sư như là bác sĩ đối với bệnh nhân. Họ có thể làm sai một số chỗ, nhưng về bố cục tổng thể, họ luôn tốt hơn bạn. Bạn đừng bao giờ tự mình đi mua thuốc hay mua loại thuốc mà người bị tương tự mình đang uống và đã khỏi.
Cá nhân tôi ưu tiên số một là nhà vệ sinh, nó phải thoát mùi nhanh thì nhà mới sạch, mới thơm. Sau đó, tôi tính đến phòng ngủ, tiếp đó là đến bếp. Phòng khách xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên bởi tôi làm nhà cho gia đình ở chứ không làm cho khách. Bạn không được bố trí khu vệ sinh ở nơi thiếu khí tươi lưu thông và làm nhà vệ sinh chỉ cho khách vãng lai.
Nguyên lý sinh hoạt của nhà ở gia đình khác quán trọ. Nhà hàng, khách sạn ưu tiên khách vãng lai, còn nhà cá nhân ưu tiên cho tiện nghi và sự thông thoáng của gia chủ trong sinh hoạt. Do đó, chúng ta phải xác định làm nhà cho mình ở, không phải cho khách. Tuyệt đối không vì khách mà bạn phải phá vỡ toàn bộ cấu trúc nhà ở của chính gia đình mình.
Nhà tôi có 56 m2 (4,7x12m), tôi để 2 m2 cho hàng xóm làm rộng lối đi. Bù lại, anh ấy cho tôi mở cửa sổ nhà vệ sinh sang lối đi đó. Vài m2 có thể nhiều tiền nhưng bạn có được tình cảm láng giềng và mở cửa sổ theo nhu cầu của bạn.
Ở phần diện tích còn lại, tôi để ra 16 m2 để làm giếng trời chạy dọc nhà (1,3x12m), cầu thang, diện tích ở chỉ còn 38 m2. Mọi phòng ngủ, nhà vệ sinh ngoài khả năng lưu thông không khí còn mở toàn bộ cửa kính nhìn ra vườn trong nhà.
Người thông minh thường để sẵn lọ dầu gió trong nhà vệ sinh, biết lợi ích bạn sẽ muốn học theo ngay
Để sẵn lọ dầu gió trong nhà vệ sinh sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề.
Lợi ích của việc để dầu gió trong nhà vệ sinh
Dầu gió là sản phẩm thường có sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Nó thường được dùng để trị ngứa do côn trùng cắn, trị đau nhức xương khớp, đau đầu… Thành phần chính của dầu gió là các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, quế, hương nhu, tràm trà…
Bạn có thể để sẵn một lọ dầu gió trong nhà vệ sinh để giải quyết rất nhiều vấn đề.
Nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, thường có mùi hôi khó chịu và dễ thu hút côn trùng. Dù dọn dẹp thường xuyên, bạn cũng không thể tránh khỏi tình trạng này trong nhà vệ sinh. Để giải quyết vấn đề mùi hôi và xua đuổi côn trùng, cách đơn giản nhất là sử dụng dầu gió.
Bạn có thể lấy một lọ dầu gió nhỏ và nhỏ vài giọt ở góc bồn cầu hoặc mở nắp lọ dầu gió, đặt ở một góc của nhà vệ sinh. Mùi thơm của dầu gió tỏa ra xung quanh sẽ giúp loại bỏ mùi ẩm mốc khó chịu đồng thời xua đuổi các loại côn trùng có hại.
Để lọ dầu gió trong nhà vệ sinh mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Để tránh lọ dầu gió bị đổ, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào một miếng vải, một cái khăn rồi treo lên.
Lưu ý, dầu gió có mùi đặc trưng nên không phải ai cũng thích mùi này. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Nếu không muốn mùi dầu gió lưu lại quá lâu, bạn chỉ nên nhỏ một vài giọt vào góc nhà vệ sinh hoặc nhỏ một vài giọt vào phần lõi của cuộn giấy vệ sinh.
Khử mùi hôi của nhà vệ sinh bằng dầu gió và giấm trắng
Sự kết hợp của dầu gió và giấm trắng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi trong nhà vệ sinh rất tốt.
Bạn cần đổ khoảng 200ml giấm trắng vào một chiếc bình xịt, thêm 200ml nước lã và 15 giọt dầu gió. Đậy nắp bình và lắc đều cho các chất hòa tan vào nhau.
Xịt hỗn hợp đã chuẩn bị lên khắp bề mặt bồn cầu và quanh nhà vệ sinh. Dùng chổi cọ sạch các cặn bẩn và xả lại bằng nước sạch. Mùi hôi và cặn bẩn ở trong nhà vệ sinh sẽ biến mất. Bạn có thể xịt dung dịch thêm một lần nữa và để nguyên cho nó tự bay hơi giúp giữ nhà vệ sinh được sạch sẽ, không có mùi khó chịu.
Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch này xịt vào thùng rác vừa để khử mùi hôi, vừa ngăn chặn côn trùng sinh sôi, phát triển.
8 phép màu bắt đầu từ một giọt dầu gió, nhiều người có mà không biết dùng
Hầu hết trong mỗi gia đình đều luôn sẵn có một lọ dầu gió. Tuy nhiên, mọi người chỉ biết đến những công dụng phổ thông của dầu gió như chữa đau đầu, nghẹt mũi, đau bụng do nhiễm lạnh,… Nhưng theo kinh nghiệm Đông Y, ngoài những tác dụng trên dầu gió còn có những công dụng vô cùng bất ngờ khác.
Công dụng bất ngờ từ dầu gió
1. Mỗi ngày nhỏ 2 giọt dầu gió trên rốn, chữa đau bụng kinh
Đối với những phụ nữ đau bụng kinh kéo dài, dầu gió nhỏ lên rốn giúp làm giảm nhiệt, mát máu, đồng thời có tác dụng lưu thông máu, có thể giải quyết triệu chứng đau bụng kinh.
2. Dầu gió giúp dễ đi vào giấc ngủ
Huyệt phong trì.
Khi trời nóng, lấy một lượng nhỏ dầu gió bôi vào 2 bên huyệt thái dương và huyệt phong trì, có thể giúp loại bỏ chóng mặt, giúp dễ ngủ hơn.
3. Dầu gió làm giảm vết chai cứng ở tay, chân
Muốn vết chai cứng ở chân giảm đi, dùng một miếng vải nhúng một chút dầu gió đắp lên, và cố định bằng miếng vải bông. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong vòng 15 ngày, phần chai cứng có thể bắt đầu tự suy giảm.
4. Dầu gió nhỏ vào nước tắm giúp cơ thể thư giãn
Khi tắm, thêm một vài giọt dầu gió vào chậu nước, sau khi tắm xong toàn thân cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, khoan khoái. Ngoài ra, còn có chức năng ngăn ngừa côn trùng đốt và loại bỏ mùi mồ hôi.
5. Dầu gió tác dụng trong việc từ bỏ hút thuốc lá
Cho một lượng nhỏ dầu gió bôi lên điếu thuốc lá, khi hút thuốc lá có hương bạc hà trong dầu gió giúp làm mát, còn có thể nâng cao tinh thần và giảm ham muốn hút thuốc lá. Sau khi hút xong lại bôi thêm dầu gió lên điếu thuốc khiến miệng điếu thuốc lá có vị đắng, từ đó có thể giúp bạn từ bỏ thuốc lá.
6. Dầu gió điều trị viêm họng
Bạn có thể nhỏ 3-5 giọt dầu gió vào vào một cái thìa, sai đó từ từ nuốt xuống, cũng có hiệu quả đối với hiện tượng đau họng do ho khan. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này vì trong dầu gió có menthol không tốt cho trẻ nhỏ.
7. Dầu gió tác dụng điều trị mùi ở chân
Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi rửa chân sạch bằng nước ấm, lau khô chân. Sau đó, dùng bông nhúng một chút dầu gió bôi vào chân, mỗi ngày một lần, làm liên tục từ 3-5 ngày.
8. Dầu gió giúp đánh bay côn trùng
Hãy nhỏ vài giọt dầu gió lên cánh quạt, theo hơi gió, mùi dầu nhẹ bay khắp phòng xua tan lũ muỗi đáng ghét, lại không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhỏ dầu gió vào những khu vực mà muỗi thường xuyên “lui tới” để “đá bay ngôi nhà” của chúng. Bởi lẽ tinh dầu bạc hà có trong dầu gió chính là một trong những mùi mà muỗi ghét nhất.
Dầu gió chống chỉ định với đối tượng nào?
Đối với trẻ em dưới 24 tháng và phụ nữ đang mang thai không nên dùng dầu gió. Trong thành phần dầu có menthol có thể khiến trẻ em bị ngộ độc. Vì menthol có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể tử vong.
Thoa dầu qua phần da trầy xước: những vết thương hở hay trầy xước nếu tiếp xúc với dầu gió sẽ khiến người dùng có cảm giác đau rát, vết thương lâu lành hơn.
Tuyệt đối không nên nếm dầu gió vì có thể xảy ra bất kì tác dụng phụ nào, đây là một thói quen vô cùng độc hại mà người lớn tuổi hay khuyên dùng.
Ngoài ra không nên quá lạm dụng dầu gió, một ngày không nên dùng quá 3-4 lần.