Chanh mua về đừng vội bỏ vào tủ lạnh, làm cách này chanh để cả năm vẫn tươi, không bị đắng hỏng.
Để bảo quản chanh được lâu, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây. Đảm bảo hiệu quả sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ.
Chanh là loại gia vị quen thuộc mà ai cũng biết. Bạn có thể sử dụng chanh cho các loại nước chấm, làm gỏi nộm, làm gia vị cho các món ăn hoặc dùng chanh để pha đồ uống, nước giải khát. Đa số mọi người sẽ mua chanh về cất trong tủ lạnh để dùng dần. Bảo quản chanh trong tủ lạnh không sai nhưng sau một thời gian chanh vẫn sẽ héo dần, thậm chí bị hỏng. Để bảo quản chanh được lâu hơn, luôn có sẵn trong nhà để sử dụng, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ dưới đây.
Bảo quản chanh trong cát
Chọn những quả chanh tươi ngon, mọng nước rồi đem rửa sạch và để cho thật ráo nước.
Chuẩn một chiếc hũ hoặc vại và một ít cát sạch. Lượng cát phải vừa đủ để vùi hết số chanh và cát không được lẫn đất đát, rác, sỏi… Phun một chút nước để làm ẩm cát.
Vùi chanh trong cát có thể giữ cho chanh tươi ngon trong vòng vài tháng.
Rải một lớp cát xuống dưới đấy hũ/vại rồi xếp chanh lên trên. Cứ một lớp chanh lại rải một lớp cát. Làm như vậy cho đến khi nào hết chanh thì thôi. Lớp trên cùng sẽ là cát phủ kín chanh.
Để hũ/vại chanh ở nơi thoáng mát, tránh nắng.
Với cách này, bạn có thể bảo quản chanh trong khoảng 2 tháng. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy chanh ra, đem rửa sạch là được. Đây là cách bảo quản chanh, bưởi, cam, quýt… được các cụ ngày xưa hay áp dụng.
Bảo quản chanh trong ngăn đá
Bạn nên chọn những quả chanh có vỏ mỏng, cầm cảm giác nặng tay và chanh không bị dập nát.
Chanh mua về rửa sạch rồi ngâm nước muối.
Sau đó, vớt chanh ra khỏi nước muối và tráng lại bằng nước sạch. Để chanh ra rổ thưa cho thật khô ráo.
Với những quả chanh to, bạn chỉ cần bổ đôi, không cần cắt vỏ. Tuy nhiên, với chanh nhỏ, vỏ cứng, bạn nên gọt bỏ bớt lớp vỏ xanh bên ngoài rồi mới cắt đôi. Chanh đào thì không cần gọt vỏ vì vỏ chanh vốn dĩ khá mỏng mềm, dễ vắt.
Sau khi cắt đôi toàn bộ số chanh đã chuẩn bị, bạn có thể tiến hành vắt nước chanh. Dùng dụng cụ vắt chanh hoặc vắt căm để vắt chanh sẽ rất tiện, giúp vắt được tối đa nước trong quả chanh. Nếu không có thì bạn có thể vắt chanh bằng tay như bình thường.
Nên dùng một mẩu giấy ăn nhỏ bọc lên vỏ chanh rồi mới vắt. Giấy ăn sẽ thấm phần tinh dầu tiết ra từ vỏ, giúp nước chanh không bị đắng. Lưu ý, nên gấp tờ giấy nhỏ nhất có thể để tránh giấy xòe to hút cả phần nước cốt chanh. Khi thấy giấy ướt thì thay bằng giấy mới.
Vắt nước cốt chanh rồi để vào tủ lạnh sẽ giúp bạn có nước chanh để dùng cả năm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gọt sạch vỏ chanh, gạt bỏ phần hạt, rồi cho vào máy ép chậm để ép lấy nước cốt.
Sau khi vắt hết toàn bộ số chanh đã chuẩn bị, bạn hãy chia nước chanh vào khay đá viên nhỏ rồi bỏ vào ngăn đá. Khi nước chanh đá đông cứng lại thì lấy ra, gỡ các viên nước chanh ra rồi cho vào hộp, đậy nắp kín và để lại vào trong ngăn đá tủ lạnh. Như vậy, khi cần dùng, bạn chỉ cần lấy 1-2 viên nước chanh ra là được. Chỉ cần để vài phút là nước chanh sẽ tự tan ra. Bảo quản theo kiểu này, bạn sẽ có nước cốt chanh để dùng quanh năm. Nước cốt vẫn giữ được mùi thơm.
4 cách bảo quản giá đỗ tươi lâu, để cả tuần không bị thâm đen hay nát nhũn
Giá đỗ là thực phẩm mọng nước. Nếu không biết cách bảo quản, giá rất dễ bị nát và bị thâm đen, không thể dùng được. Muốn bảo quản giá đỗ được lâu, bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây.
Bảo quản giá đỗ trong hộp
Bạn có thể chuẩn bị hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy. Lót một lớp giấy ăn ở dưới đáy hộp để thấm hút nước rồi xếp một lớp giá đỗ lên trên. Tiếp tục phủ một lớp giấy ăn và xếp giá đỗ lên trên. Cứ xếp xen kẽ một lớp giá đỗ, một lớp khăn giấy cho đến khi đầy hộp. Nên dùng loại hộp có nắp thoát khí để hơi nước không bị đọng nhiều trong hộp. Nếu không có, bạn có thể mở hé miệng hộp để hơi nước thoát ra ngoài. Để hộp giá đỗ trong ngăn mát tủ lạnh.
Với cách bảo quản này, giá đỗ có thể tươi ngon trong khoảng 5 ngày.
Bảo quản giá đỗ bằng túi zip
Bạn có thể bảo quản giá đỗ trong túi zip hoặc túi nilon.
Bạn có thể sử dụng túi zip để bảo quản giá đỗ. Hãy cho một lớp giấy ăn vào trong túi zip rồi bỏ giá đỗ vào trong. Giấy sẽ hút bớt hơi ẩm và giữ cho giá đỗ khô ráo, không bị nhũng nát. Không nên nhét quá nhiều giá đỗ vào một túi vì giá rất dễ bị nát, gãy. Nếu không có túi zip, bạn có thể sử dụng túi nilon bình thường. Dùng tăm nhọn chọc vài lỗ nhỏ gần miệng túi để hơi nước thoát ra ngoài, giúp giá không bị thối.
Bảo quản giá đỗ bằng cách ngâm nước
Ngâm nước cũng là một cách bảo quản giá đỗ tươi lâu.
Trước khi ngâm giá đỗ trong nước, bạn hãy ngắt bớt phần rễ dài và rửa sạch giá.
Cho giá vào hộp và đổ nước sạch cho ngập giá. Đậy nắp hộp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thay nước mỗi ngày để giá đỗ tươi ngon lâu hơn. Với cách này, bạn có thể bảo quản giá đỗ trong vòng 7 ngày.
Bảo quản giá đỗ bằng khăn vải
Đây là cách bảo quản giá đỗ truyền thống, dễ áp dụng. Bạn có thể chuẩn bị một chiếc túi vải (làm bằng loại vải mỏng, khả năng thấm hút và thoát hơi nước tốt, ưu tiên loại vải xô). Cho giá đỗ vào trong túi vải/khăn vải, bọc kín lại rồi để ở ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi thoáng mát. Cách này sẽ giúp giá đỗ tươi ngon, không bị úng nước, không bị thâm đen rất tốt.
Bảo quản sấu theo cách này, để cả năm vẫn tươi ngon, không bị khô
Mùa sấu đã đến. Thời điểm này, bạn có thể chọn mua và bảo quản sấu để dùng quanh năm.
Bảo quản sấu tươi cả năm
– Sơ chế sấu
Sấu mua về nên cạo bớt lớp vỏ bên ngoài để giảm vị chát khi nấu. Bạn chỉ nên dùng dao cạo nhẹ để loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài là được, không nên gọt vỏ vì có thể phạm vào phần thịt bên trong của quả sấu.
Ngâm sấu đã cạo sạch vỏ trong nước khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Vớt sấu ra và để vào rổ thưa cho thật ráo nước.
– Bảo quản sấu trong ngăn đá tủ lạnh
Sấu đã cạo vỏ phải được để thật khô trước khi bảo quản. Nếu bị dính nước, các quả sấu dễ bị dính với nhau khi đông đá, rất khó để gỡ ra.
Bạn có thể cho sấu vào hộp, đậy nắp kín và để trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu có túi hút chân không, hãy cho sấu vào từng túi và hút hết không khí bên trong ra rồi cho vào tủ lạnh.
Cấp đông là cách bảo quản sấu đơn giản và để được lâu nhất.
– Bảo quản sấu xay
Có một cách khác để bảo quản sấu là nghiền sấu thành hỗn hợp sền sệt.
Sấu mua về cùng đem cạo vỏ và rửa sạch.
Đun sôi một nồi nước và cho sấu vào nấu đến khi sấu chín thì vớt ra. Để sấu thật nguội rồi đem tách bỏ phần hạt.
Phần thịt sấu và nước luộc đem đỏ vào máy xay sinh tố, xay thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
Đổ hỗn hợp sấu xay vào khay đá và để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi sấu đã đông cứng thì gỡ ra. Bỏ các viên sấu đông lạnh này vào trong hộp đậy nắp kín hoặc cho vào túi nilon. Để hộp/túi sấu vào ngăn đá. Mỗi lần sử dụng có thể lấy ra 1-2 viên và cho trực tiếp vào nồi canh. Hương vị của sấu đông lạnh sẽ không có sự khác biệt so với sấu tươi.
– Bảo quản sấu ngâm đường
Bảo quản sấu bằng cách ngâm đường đúng cách, bạn sẽ có một loại nước uống giải khát thơm ngon, sử dụng quanh năm.
Bạn có thể ngâm sấu với đường để dùng dần. Loại sấu ngâm đường này thường được dùng để pha nước giải khát.
Sấu ngâm đường có thể để được trong khoảng 3-4 tháng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể để sấu trong khoảng 8 tháng.
Lưu ý, sấu cần được cạo sạch vỏ, rửa sạch trụng qua nước sôi trước khi ngâm. Bình đựng sấu cũng cần được tiệt trùng bằng nước sôi. Làm như vậy thì sấu mới bảo quản được lâu.
Sấu ngâm đường muốn để lâu nên dùng loại sấu bánh tẻ.
Nước và đường cần được nấu sôi trên bếp. Khi đường tan hết thì cho gừng dập dập và gừng thái lát vào đun. Khi nước đường sôi trở lại thì tắt bếp. Để cho nước đường thật nguội rồi mới đổ vào bình ngâm sấu.
Sau khoảng 3-5 ngày là có thể đem sấu ngâm đường ra sử dụng. Cho lọ sấu ngâm đường vào ngăm mát tủ lạnh để bảo quản được lâu.
Khi lấy sấu ngâm đường, cần phải sử dụng thìa sạch, không bị dính nước. Đậy chặt nắp bình sấu sau khi sử dụng.
Chọn sấu bánh tẻ để bảo quản được lâu
Để bảo quản sấu được lâu, bạn nên chọn đúng loại sấu. Những quả sấu non có hạt mềm nhưng sẽ không bảo quản được lâu. Sấu nhanh bị úng. Vì vậy, với loại sấu non, bạn chỉ nên mua về để ăn trong vài ngày.
Muốn bảo quản sấu được lâu, bạn nên chọn những quả sấu bánh tẻ, vừa chín tới.
Nên chọn loại sấu bánh tẻ (không quá non cũng không quá già). Vào cuối mùa, có thể chọn những quả sấu đang ngả chín nhưng không nên chín quá vì sấu chín vàng thì phần hạt sẽ to, ít thịt. Sấu bánh tẻ sẽ có phần hạt vừa phải, thịt dày, bảo quản được lâu. Dấu hiệu nhận biết sấu vừ đủ độ già là vỏ hơi sần, cầm chắc tay, cùi dày, nhiều thịt chua. Sấu có vỏ láng bóng là sấu non.
Tránh mua loại sấu bị dập nát, có dấu hiệu thối hỏng.