Sắn (củ mì) là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, luộc sắn thơm ngon và không lo bị say, ngộ đ:ộ:c thì không phải ai cũng biết.
Sắn là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất xơ… Sắn trở thành món khoái khẩu của nhiều người nhưng trong sắn chứa thành phần đ:ộ:c tố khá nguy hiểm. Do đó, mọi người cần hết sức cẩn trọng khi luộc và chế biến các món ăn khác.
Sắn là loại thực phẩm có chứa chất độc ở vỏ và xơ. (Ảnh: B.L)
Trong củ sắn có loại độc tố là acid cyanhydric có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. đ:ộ:c tố acid cyanhydric của củ sắn nằm ở hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.
Để thưởng thức củ sắn an toàn, bạn tuyệt đối không ăn củ sắn còn sống, chưa nấu chín hay ăn cả vỏ. Ngoài ra, dù thực sự thích ăn nhưng bạn cũng đừng ăn quá nhiều vì có thể dễ bị say sắn hoặc ngộ đ:ộ:c.
Muốn không bị say, ngộ đ:ộ:c bạn cần chú ý lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ.
Khi luộc sắn, bạn nên mở vung khi luộc để chất đ:ộ:c bay hơi. Bạn cũng nên ăn sắn luộc với các loại đường, mật để trung hòa acid cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ đ:ộ:c, sẽ khó xử lý kịp thời.
Muốn luộc sắn ngon, không bị ngộ độc thì cần bỏ vỏ, luộc kỹ để chất độc bay hơi. (Ảnh: B.L)
Theo kinh nghiệm của nhiều người, không phải ai cũng nên ăn sắn, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ có thai. Aicd cyanhydric trong sắn giống như trong măng tươi, có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ đ:ộ:c. Do đó, trẻ em và phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn luộc.
Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải đ:ộ:c tố. Nếu cho trẻ ăn nhiều sắn, các đ:ộ:c tố có thể sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh.
Bên cạnh đó, những người có sức khỏe không tốt nên hạn chế ăn củ sắn. Bạn cũng không nên ăn sắn cao sản, sắn đắng, bởi sắn càng đắng thì càng nhiều acid cyanhydric.
Xem thêm : Bí kíp ‘thần tốc’ 5 phút làm chín khoai lang ngọt bùi chuẩn vị của Nhật Bản
Khoai lang luộc vẫn luôn là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người. Thay vì phải mất 15-20 phút làm chín như thông thường, với cách này bạn hoàn toàn có thể làm chín khoai lang chỉ trong 5 phút.
Bí quyết chọn khoai lang ngon, không bị sượng
– Chọn khoai lành lặn, chắc tay: Hãy tìm những củ khoai có bề ngoài nguyên vẹn, không bị nứt vỡ hay sứt mẻ. Khi cầm lên, cảm giác nặng tay và chắc chắn, không bị dập.
– Ưu tiên khoai tròn lẳn hoặc thuôn dài: Những củ khoai có hình dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo hoặc hõm, khi bóp nhẹ không quá cứng thường là loại khoai ít xơ, nhiều bột và có vị ngọt đặc trưng.
– Tránh khoai quá nhỏ, dài hoặc có eo, hõm: Những củ khoai có kích thước quá nhỏ, dài, hoặc có eo, hõm thường chứa nhiều xơ, không ngon.
– Kiểm tra màu sắc và vết rỗ: Hãy cẩn thận với những củ khoai có màu đen hoặc bị rỗ, vì đó là dấu hiệu khoai đã bị hỏng.
– Lưu ý khi chọn khoai luộc: Đối với món khoai lang luộc, chọn khoai phù hợp sẽ giúp món ăn trở nên béo bùi và ngon hơn.
Trước khi đem khoai đi chế biến, bạn cần rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài vỏ.
Chọn được khoai ngon thì sau khi luộc củ khoai cũng ngon hơn hẳn
Hướng dẫn luộc khoai lang bằng lò vi sóng đơn giản và hiệu quả
Chuẩn bị khoai lang
Dùng dao cắt bỏ hai đầu nhọn của củ khoai, sau đó sử dụng xiên tre hoặc dĩa châm vào xung quanh củ khoai. Bạn cũng có thể dùng dao khía nhẹ vào bề mặt khoai. Việc này giúp phân tán hơi nước trong khoai khi quay lò vi sóng, giúp khoai chín đều và tránh bị nổ.
Bọc khoai lang
Sử dụng giấy ăn hoặc giấy báo sạch để bọc kín từng củ khoai, giữ nước bên trong để khoai mềm ẩm khi chín. Nếu muốn khoai chín đều hơn, bạn có thể bọc thêm một lớp màng bọc thực phẩm chuyên dụng cho lò vi sóng (loại chịu nhiệt cao, thường có ghi chú trên bao bì).
Sử dụng giấy ăn hoặc giấy báo sạch để bọc kín từng củ khoai, giữ nước bên trong để khoai mềm ẩm khi chín
Quay khoai trong lò vi sóng
Đặt khoai đã bọc lên đĩa sứ và cho vào lò vi sóng. Tùy theo kích thước của củ khoai và công suất lò vi sóng, điều chỉnh thời gian phù hợp. Thông thường, một củ khoai cỡ vừa cần khoảng 5-6 phút ở chế độ hâm nóng. Nếu khoai có kích thước lớn hơn, tăng thời gian lên 8-9 phút. Sau khi nướng xong, để khoai nguội bớt trước khi lấy ra và thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm
Khoai lang chín mềm đều, bở và ngọt tự nhiên. Đây là phương pháp nướng khoai thường được các bà mẹ Nhật áp dụng, vừa nhanh gọn lại giữ được hương vị ngọt ngào của khoai.
Khoai lang chín mềm đều, bở và ngọt tự nhiên
Bảo quản khoai lang luộc: Thời gian và cách thức
Khoai lang luộc bảo quản được bao lâu?
Sau khi luộc chín, để khoai lang nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể dùng dần trong khoảng 2 – 3 ngày. Khi lấy khoai ra khỏi tủ lạnh, hãy để khoai ở ngoài khoảng 5 – 10 phút trước khi hấp sơ lại để khoai nóng hổi và ngon miệng.
Lưu ý khi sử dụng khoai lang luộc
Khoai lang ngon nhất là khi còn nóng, vì vậy, bạn nên luộc một lượng vừa đủ để ăn. Nếu để khoai quá lâu, khoai sẽ dễ bị khô và không còn giữ được vị ngon ban đầu.