Quýt là trái cây phổ biến ở Việt Nam nhưng nhiều người chỉ ăn múi quýt mà không biết công dụng tuyệt vời của vỏ quýt.
Trái quýt thuộc họ cam quýt. Vỏ quýt cũng có tinh dầu thơm và các thành phần dinh dưỡng. Từa xa xưa Đông y dùng vỏ quýt là một vị thuốc với tên gọi trần bì. Vỏ quýt được Đông y đánh giá là vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế nên có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hóa đờm, tiêu tích, chỉ khái có công dụng giảm nôn nấc, ăn kém chậm tiêu, viêm khí phế quản hay ho đờm nhiều.
Hương thơm tinh dầu quýt giúp thư giãn. Phân tích thành phần cho thấy vỏ quýt có 3,8% lượng tinh dầu tạo, flavonoid có tính chất chống oxy, vitamin C giúp tăng cường sản xuất collagen và các thành phần khác như: phytochemical, chất xơ, acid citric và kali… cần thiết cho cơ thể.
Vỏ quýt có nhiều công dụng với sức khỏe
Công dụng tuyệt vời của vỏ quýt:
Làm đẹp da: Vỏ quýt có chất chống oxy hóa chống lại gốc tự do, giảm nếp nhăn và chảy xệ. Vitamin C trong vỏ quýt giúp làm sạch thông thoáng chân lông giúp dưỡng trắng da, giảm đốm đen. Bạn có thể dùng vỏ quýt vò, nấu lấy nước để rửa mặt, chưng cất tinh dầu để dưỡng da.
Giảm ho và viêm họng: Vỏ quýt có công dụng giảm ho, trị viêm họng. Tính kháng khuẩn của vỏ quýt giúp chống lại tụ cầu khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng… nên giúp giảm ho và viêm họng. Bạn có thể dùng vỏ quýt khô pha với nước nóng để dễ uống và phát huy công dụng tốt hơn.
Giải độc gan: Vỏ quýt có nhiều chất xơ, vitamin A,C B1… mang tới nhiều lợi ích cho cơ thể. Vỏ quýt có chất chống oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của enzym giúp thải độc gan tốt hơn. Chưa kể, tinh dầu từ vỏ quýt còn giúp tinh thần thoải mái, thư thái hơn. Do đó, vỏ quýt được rất nhiều người tận dụng để làm ”bài thuốc” thải độc gan, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Ngừa táo bón, đầy hơi: Vỏ quýt giúp giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Bạn có thể dùng vỏ quýt hãm trà để uống giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
Vỏ quýt phơi khô trở thành vị thuốc tốt
Khử mùi hôi miệng: Vỏ quýt chứa tinh dầu có tính kháng khuẩn và hương thơm nên vỏ quýt giúp giảm thiểu vi khuẩn gây mùi hôi cho lợi và răng.
Trị nứt nẻ da: Vỏ quýt giúp làm mềm da nên có thể dùng dể trị khô da, trị nứt nẻ ngoài da. Vỏ quýt cũng giúp tăng cường lưu thông máu nên làm dịu và làm đẹp sáng da.
Giúp ngủ ngon hơn: Với những người mắc chứng khó ngủ, bạn có thể sử dụng vỏ quýt để giúp tinh thần thoải mái để đi vào giấc ngủ ngon. Với phương pháp này, bạn có thể chế biến vỏ quýt như sau: Lấy vỏ quýt tươi hoặc khô của 3 -4 quả cho vào đun với nước sôi trong khoảng 1 tiếng. Sau khi vỏ quýt sẽ tiết ra tinh chất thì đem hòa với nước ấm rồi sử dụng để ngâm cơ thể trong khoảng 15 – 30 phút. Phương pháp này sẽ giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngủ ngon hơn.
Trị say xe: Ngậm hoặc nhai một chút vỏ quýt có thể giúp bạn chống được trình trạng say xe.
Trị ghê răng: Nhiều người thường xuyên bị ghê răng khi ăn đồ chua, đồ lạnh mà không biết cách cải thiện như thế nào. Thực ra, bạn có thể sử dụng vỏ quýt để hỗ trợ giảm thiểu tình trạng này. Cách thức thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tinh chất từ vỏ quýt pha với nước lọc rồi đem uống là xong.
Trị lạnh bụng, buồn nôn: Khi bạn buồn nôn ói, có thể pha trà quýt với gừng để uống sẽ thấy hiệu quả.
Làm mượt tóc: Nấu vỏ quýt lên rồi ủ tóc gội đầu cũng sẽ giúp mượt tóc hơn và khắc phục tình trạng gàu trên da đầu.
Vỏ quýt có nhiều công dụng khác trong đời sống như dùng vỏ quýt cho vào tủ lạnh giúp khử hôi tủ lạnh, vỏ quýt giúp đuổi ruồi, muỗi, xông vỏ quýt giúp thanh tẩy không gian sống, vỏ quýt đuổi ốc ở chậu cây, vỏ quýt tươi chà xát vòi inox giúp chúng sạch hơn…