Lý do tôi khuyên bạn nên hạn chế ăn bún

Bún tuy là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là ăn vào bữa sáng, nhưng bạn lại không nên ăn nhiều bún .

Bún nếu được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục.
Trên thị trường hiện nay, sợi bún rất trắng và trong, tạo cảm giác ngon và sạch sẽ.
Nhiều cuộc kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho hay, để tạo ra màu trắng đó, người ta đã thêm vào bún hóa chất Tinopal (huỳnh quang).
Việc thêm hóa chất này cũng giúp bảo quản bún được lâu, không bị khô cứng.
Bên cạnh đó, hàn the cũng là một hóa chất không thể thiếu của các gian thương khi sản xuất bún để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún.

Bún được tạo thành từng sợi có màu trắng tinh, sợi bún dai, để được lâu cũng không có vị chua.
Để làm được điều này người bán thường cho vào các chất bảo quản như:

Formol hay còn gọi là Formaldehyde là chất được sử dụng giúp làm trắng sợi bún, chống ôi thiu để có thể để trong thời gian dài.

Formol là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù là với liều lượng nào.

Cơ thể phải tiếp xúc với formol trong thời gian dài có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày, đại tràng
Hàn the
Hàn the là chất giúp cho sợi bún luôn được dai, giòn, không bết dính.

Đây cũng là một chất cấm không có trong danh mục Bộ y tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Sử dụng bún có chứa hàn the trong nhiều ngày có thể dẫn tới ngộ độc tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, hàn the còn gây hại cho thận và rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể

Acid oxalic là một chất hữu cơ được dùng nhiều để tẩy trắng bún, làm cho sợi bún được trắng và hấp dẫn hơn.
Đây là một chất bị cấm dùng trong và không có trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm.

Đau dạ dày không nên ăn bún bởi sử dụng bún có chứa acid oxalic trong một thời gian dài có khả năng gây ngộ độc cấp tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Một số trường hợp khác acid oxalic kết hợp với canxi sẽ tạo ra canxi oxalat gây ra kết tủa và lắng đọng tạo thành sỏi ở gan mật, tụy,…

PGS Thịnh cho biết để nhận biết bún sạch không chứa chất hóa học thì dựa vào đặc tính hóa học các phụ gia cấm được cho vào như chất huỳnh quang làm sợi bún trắng trong. Nếu không có chất này sợi bún rất đục màu cơm.

Còn nếu bún chứa hàn the sợi bún rất dai và giòn. Chỉ cần dùng tay sờ thử sợi bún có thể thấy bún đó có dùng hàn the hay không.

Nếu sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn là không chứa hàn the và chất huỳnh quang. Còn bún dai, khó đứt là bún chứa hàn the.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *