Lá bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, còn phải kể đến những lợi ích như điều trị chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, chăm sóc sức khỏe răng miệng…
Vậy, lá bạc bà có tác dụng gì? Bạn sẽ cần một chậu bạc hà trong nhà nếu nắm được 10 công dụng của lá bạc hà qua bài viết này.
Hàm lượng dinh dưỡng trong lá bạc hà
Bạc hà có chứa lượng nhỏ các dưỡng chất và khoáng chất như kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A. Lá bạc hà có hàm lượng calo rất thấp – khoảng 25g lá tươi chỉ chứa 4 calo. Lá tươi chứa hàm lượng protein cùng chất béo không đáng kể, ngoài ra nó cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Một khẩu phần 25g bạc hà thông thường chứa tổng cộng chỉ 1g carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ). Chất xơ chứa trong loại lá này có các tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp giảm cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.
7 tác dụng của bạc hà với sức khỏe
1. Lá bạc hà chống viêm
Bạc hà là loại cây có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm được gọi là axit rosmarinic. Loại axit này đã được nghiên cứu về hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng theo mùa gây ra, hứa hẹn một phương pháp điều trị thiên nhiên hiệu quả mà ít tốn kém hơn.
2. Tốt cho phụ nữ đang cho con bú
Mặc dù việc cho trẻ bú sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với cả mẹ và bé, tuy nhiên hoạt động này có thể gây đau và tổn thương đến núm vú. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Breastfeeding Journal vào tháng 4 năm 2007 cho biết rằng nước từ lá bạc hà có thể mang lại hiệu quả giúp ích trong việc ngăn ngừa đau nhức ở núm vú đối với những phụ nữ cho con bú.
3. Lá bạc hà trị cảm lạnh thông thường
Bạc hà có chứa menthol – một chất làm loãng máu có mùi thơm tự nhiên có tác dụng tan đờm và niêm dịch, giúp mũi miệng thông thoáng hơn. Menthol cũng có hiệu quả làm dịu và giảm bớt cơn viêm họng, đặc biệt khi dùng kết hợp lá bạc hà với trà.
4. Hỗ trợ giảm chứng khó tiêu và đầy hơi
Bạc hà là một loại thảo mộc có tính dịu nhẹ. Từ lâu nó đã được sử dụng để chữa trị các chứng khó tiêu và khó chịu dạ dày. Bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật và giúp mật lưu thông tốt hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ giúp duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định.
Lá bạc hà cũng có tác dụng giúp làm giảm đau và dịu bớt cơn khó chịu do đầy hơi và chướng bụng. Một ấm trà bạc hà nóng tự làm tại nhà chính là một liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để trị chứng đầy hơi đấy!
5. Xoa dịu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng dầu bạc hà mang lại hiệu quả điều trị đối với những người thường trải qua các cơn đau hoặc khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.
6. Ngăn ngừa loét dạ dày
Trong một nghiên cứu ở động vật, menthol đã được chứng minh hiệu quả giúp bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau.
7. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Bạc hà chính là một chất chống vi sinh vật tự nhiên và có tác dụng giúp hơi thở luôn thơm mát. Bạn có thể dùng trà từ lá bạc hà để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà để sát khuẩn khoang miệng.
Cây bạc hà có khá nhiều dòng (bạc hà pepermint, bạc hà sả chanh, bạc hà socola,…) nhưng các giá trị dưỡng chất đối với sức khỏe vẫn tương đương nhau. Những chậu bạc hà với hương thơm the mát có thể đuổi côn trùng trong vườn bên cạnh các công dụng của lá bạc hà khác như đã chia sẻ. Chúc bạn đọc Hello Bacsi luôn dồi dào sức khỏe!