Tự làm khổ mình vì suy nghĩ ‘năm nào cũng phải về quê ăn Tết’

Tôi bốn năm mới về quê ăn Tết một lần, dùng tiền đi lại biếu cha mẹ còn hơn cứ phải rồng rắn đường xa để về bằng được.

Nhiều người cứ nói lý thuyết rằng “về quê tình cảm là chính”, nhưng thử hỏi không có tiền thì về bằng cách nào? Có tiền thì về Tết còn cho người này biếu người nọ được ít nhiều; còn không có tiền thì tôi nghĩ nên về vào dịp khác trong năm sẽ giảm chi phí đi tương đối. Hoặc không có nữa thì khỏi về luôn, cứ dùng chính tiền chi phí đi lại kia mà biếu cha mẹ là được rồi. Thời nay công nghệ tốt, thiếu gì cách gặp nhau trên mạng, cứ gì cứ phải rống rắn đường xa để về cho bằng được rồi nhìn mặt nhau vài bữa lại đi.

Về quê là mục đích được gần con cái, cha mẹ, sau đó mới đến anh chị em ruột thịt, rồi tiếp nữa mới tới gặp mặt, thăm chúc họ hàng, làng xóm. Chúng ta hãy chú ý tới những người đầu tiên trước. Nếu cứ lo việc bên ngoài mà không quay vào trong thì sẽ rất mỏi mệt vì sự sĩ diện hão, làm màu…

Tôi bốn năm mới về Việt Nam ăn Tết một lần. Mỗi lần như vậy, tôi dành hết quỹ thời gian ít ỏi của mình cho con cháu, sau đó đến cha mẹ ruột của mình. Còn họ hàng, làng xóm, bạn bè không tới lượt vì thời gian của tôi có hạn. Nhưng tôi và con cái vẫn khá hài lòng vì mọi việc đều sắp xếp êm ấm, hợp lý, chu đáo. Tôi quan niệm trong ấm thì ngoài mới êm, không nên chú trọng hình thức, lễ nghĩa bên ngoài mà bỏ bê chuyện trong nhà nhé.

Với tôi, nếu quê của bố tôi một nơi, quê mẹ một nơi, nhưng khi bố mẹ kết hôn và sinh ra tôi ở một nơi rất xa, sau đó an cư lạc nghiệp tại đó, bản thân chúng tôi cũng sinh sống và lớn lên tại đó, thì tôi gọi nơi đó là quê. Bất cứ ai hỏi “quê ở đâu?” tôi cũng ngay lập tức trả lời như vậy theo bản năng mà khỏi cần suy nghĩ.

Quê đơn giản là nơi cha mẹ tôi, gia đình tôi sống, chết tại đó. Còn quê của bố là quê của bố, của mẹ là của mẹ, không phải quê của tôi. Mối quan hệ họ hàng cũng vậy, tùy sự đối đãi tốt – xấu mà thân cận nhau. Có khi người họ xa còn hơn cả anh chị em ruột do cách đối đãi với nhau. Nhìn chung vẫn phải có một biểu mẫu cơ bản cho mối quan hệ gia đình, để dựa vào đó mà cân bằng, từ trong rồi mới ra ngoài được. Chứ tôi không thể coi họ hàng, thông gia hơn con đẻ, hơn cha mẹ ruột của mình được.

Với tôi, con là nhất, cháu là nhì, bố mẹ ruột là ba, con rể con dâu và anh em ruột là thứ tư, con của em ruột là thứ năm, sau đó mới tới lượt họ hàng nội ngoại hai bên và em dâu rể. Tôi chưa quan tâm được những hàng đầu tiên, thì hàng cuối còn phải chờ đã. Trừ khi ngay cả hàng đầu đến hàng cuối cũng không quan tâm được thì phải xem lại xem có phải mình chỉ biết mỗi mình hay không? Còn nếu tôi vẫn lo toan, chăm sóc đầy đủ cho con, cháu, cha mẹ, anh em ruột, còn họ hàng tôi chưa thể quan tâm được thì cũng chẳng có gì phải nghĩ ngợi.

xem thêm;

Luộc bánh chưng chỉ bỏ nước thôi là chưa đủ: Thả thêm thứ này vào bánh nhanh nhừ, giảm nửa thời gian ninh nấu

Với công thức luộc bánh chưng dưới đây bạn sẽ thấy bánh mềm dẻo và giảm thời gian công sức khi đun bánh.

Cách để cho bánh chưng nhanh nhừ

Ngâm nếp qua nước tro: Một trong những cách giúp cho các chị em đun bánh nhan nhừ là hãy thử ngâm gạo nếp qua nước tro cũng là môi trường kềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bánh chưng và nhiều loại bánh khác như bánh ít, bánh gai. Thông thường bạn ngâm nếp trong nước tro khoảng 3 – 4 giờ hoặc qua đêm là được. Như vậy bạn sẽ thấy món bánh chưng của mình nhanh nhừ và giảm được thời gian đun nấu.

Dùng baking soda: Một trong những bí quyết là chị em nội trợ thường dùng khi muốn cho món bánh chưng nhà mình chóng nhừa là trong khi nấu cho vào một ít baking soda vào để giữ cho lá bánh được xanh và bánh cũng mau chín hơn, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh. Bạn hoàn toàn có thể mua Baking soda có thể mua ở cửa hàng bán đồ làm bánh, đây không phải hóa chất độc hại nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.
luoc-banh-chung-banh-tet-may-tieng-thi-ngon-4-0

Chần lá gói bánh qua nước sôi: Nếu bạn muốn món bánh chưng nhà mình xanh hơn và nhanh nhừ hơn giảm thời gian ninh nấu thì bạn hãy chần quá bánh. Với phần lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để giúp là mềm dễ gói, đồng thời giúp diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
cach luoc banh chung nhanh nhu
Cách gói bánh chưng ngon

Nguyên liệu bánh chưng ngon

– Gạo nếp tùy số lượng

– Thịt ba chỉ tùy số lượng

– Đậu xanh tách vỏ tùy số lương

– Lá chuối hoặc lá dong

Gia vị: Muối, đường, tiêu

Cách làm bánh chưng

Bước 1 Chuẩn bị nhân bánh và lá gói bánhLá chuối hay lá dong mua về, rửa sạch.

Ngâm gạo nếp, đậu xanh không vỏ trước khi gói tầm 4 tiếng hoặc để qua đêm, có thể ngâm gạo nếp với lá chuối hay lá dứa để nếp thơm ngon và có màu xanh.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệuSau khi ngâm xong, bạn đổ nếp ra rổ và để ráo, thêm 1 tới 2 muỗng muối vào và trộn đều. Đậu xanh cũng đổ ra rổ, thêm muối và tiêu rồi trộn đều.

Thịt heo rửa và cắt miếng. Cách ướp thịt gói bánh chưng rất đơn giản, bạn chỉ cần ướp với muối, đường, tiêu với lượng vừa ăn là được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách làm nhân bánh chưng ngon Gói bánhGói bánh bằng khuôn

Để bánh chưng vuông vức đẹp mắt, bạn nên chuẩn bị các khuôn gói bánh chưng hình vuông để cố định hình dạng bánh.Bạn xếp khoảng 4 miếng lá chuối vào khuôn, mỗi lá bạn gập ngang lại tạo 1 đường thẳng, đặt lá chuối đứng theo đường thẳng này và xếp vào 4 góc của khung sau đó cho nếp, đậu xanh, thịt heo vào như hình bên dưới.

Rải nếp đều 4 góc để tránh bánh bị lồi lõm, cho đậu xanh vào rồi thêm thịt sau đó lại thêm một lớp đậu xanh, cuối cùng là rải nếp phủ lên.

Xếp lá vào khuôn và cho nhân vào. Sau đó bạn gấp lá chuối lại, dùng 1 tay giữ miệng gấp rồi nhấc khuôn lên, lấy dây buộc 2 vòng theo hình chữ thập. Không buộc dây quá chặt, để tránh bánh nở không đẹp, ngon.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *