Hậu trường kỹ xảo phim Ấn Độ lừa người xem như thế nào, cùng xem loạt ảnh sau để biết sự thật.
Phim Ấn Độ vẫn thường gây chú ý với khán giả Việt bằng những màn slow motion (chuyển động chậm) hay các tình huống phi lý, phá vỡ mọi quy luật vật lý thông thường. Vậy nhưng, bên cạnh những pha hành động “vượt xa” của Hollywood tới mức không tưởng, phim Ấn còn sử dụng các kỹ xảo hình ảnh để “đánh lừa” người xem một cách ngoạn mục.
Bộ phim Sử Thi Baahubali ngay khi vừa ra mắt tại Ấn Độ vào tháng 7/2015 đã tạo nên “cơn sốt”. Cảnh Rana Daggubati chiến đấu với một con bò tót nằm trong phần đầu tiên của Baahubali. Trên phim, khán giả cảm nhận thấy anh đang dùng sức mạnh để đẩy một con bò tót đực. Kỳ thực cảnh quay được dựng bằng kỹ thuật số với phông xanh. Đây là một trong những cảnh nổi bật trong phim.
Trước khi ra mắt, tác phẩm điện ảnh này đã được quảng bá rầm rộ. Nhà sản xuất còn thu hút dư luận bằng tấm poster khổng lồ với diện tích lên đến gần 4.800 m2. Nhờ đó, Sử Thi Baahubali đã được kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận. Khán giả khó rời mắt khỏi những cảnh hành động với những cuộc chiến hấp dẫn. Thực tế, xỹ xảo được sử dụng để quay một số cảnh chiến đấu với những cú đánh trên không. Đương nhiên, dây cáp treo đã được sử dụng để đưa diễn viên lên cao.
Đạo diễn của tác phẩm điện ảnh này không đầu tư kỹ về mặt nội dung mà đặc biệt chú trọng phần kỹ xảo điện ảnh. Trên ảnh là các bước để tạo nên một khung hình tráng lệ trong phim từ người thật và kỹ xảo hình ảnh.
Sử Thi Baahubali chủ yếu xoay quanh cuộc chiến tranh giành ngôi báu kéo dài suốt hai thế hệ của anh em Baahubali và Bhallaladeva. Chính vì vậy bối cảnh có nhiều cung điện, được dựng phần lớn bằng kỹ xảo.
Đồ họa đóng vai trò quan trọng trong các cảnh quay của bộ phim sử thi Ấn Độ.
Những cảnh mạo hiểm khi nhân vật đứng cheo leo ở vách núi kỳ thực rất an toàn trên phim trường với việc dựng cảnh giả.
Nhiều cảnh trên phim nhìn “thót tim” nhưng trên trường quay rất đơn giản.
Với mức chi phí sản xuất gần 400 tỷ đồng, phim Sử Thi Baahubali đã thu về gần 2.000 tỷ đồng doanh thu phòng vé khi đó. So với thị trường nước ngoài, mức kinh phí này vẫn thấp hơn nhiều nhưng chất lượng của phim không hề thua kém các bom tấn Hollywood.
Nhiều cảnh quay trên không được sử dụng cáp treo, sau đó đồ họa hình ảnh sẽ xóa bỏ phần dây cáp và thêm hình ảnh bối cảnh.
Những cảnh quay dưới nước nguy hiểm nhưng thực ra lại an toàn trên trường quay vì chỉ cần diễn viên nữ biết bơi.
Bộ phim này gồm 2 tập, khán giả được chiêm ngưỡng hình tượng chiến binh mạnh mẽ của xứ Bollywood thời xưa nhưng nhìn hậu trường mới thấy sự thật về cảnh quay trên phông xanh.
Các nhà làm phim Ấn Độ khẳng định họ trực tiếp tạo nên các thước phim sống động này, không phải thuê đội ngũ kỹ xảo Hollywood như tin đồn.
Mặc dù có rất nhiều cảnh quay dùng kỹ xảo nhưng có thể thấy đó là cả một quá trình làm việc rất nỗ lực của cả ê-kíp.
Những bối cảnh thác nước hùng vĩ được tạo nên bởi hình ảnh đồ họa.
Hình ảnh chú voi lớn trong phim thực chất cũng là một con voi giả tạo nên bởi kỹ thuật.
Shivagami là một nữ hoàng đầy kiêu hãnh trong phim. Nhiều cảnh quay với khung hình cung điện hoành tráng được dựng bởi kỹ xảo và phông xanh.
Một số hình ảnh được tạo nên bởi đồ họa thêm thắt vào để bối cảnh sinh động hơn.
Phông nền xanh được sử dụng rất nhiều trong các cảnh của bộ phim nổi tiếng này.
Ngoài ra, trong các bộ phim khác của Ấn Độ, những cảnh mạo hiểm cũng khiến khán giả “bị lừa”.