Cho vài giọt này lên vịt là khử được mùi hôi, thịt thơm ngon, ngọt lừ

Để khử mùi hôi của thịt vịt, khâu sơ chế đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Khử mùi trước khi sơ chế

Vịt được nuôi bằng cám, thóc, gạo, các loại đậu, hèm rượu, bã bia, thân chuối… thì thịt sẽ rất thơm ngon, không bị hôi. Tuy nhiên, đa số vịt sẽ được nuôi bằng các loại thức ăn thực vật như đã nêu ở trên kết hợp với thức ăn động vật như bột cá, bột xương, cá tạp, giun quế… để lớn nhanh, tăng trọng lượng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thịt vịt có mùi hôi, nhất là khi thay lông.

Những người có kinh nghiệm chia sẻ rằng đổ một chút rượu trắng vào miệng vịt trước khi làm lông sẽ giúp vịt nhả mùi hôi từ bên trong.

Nhổ lông vịt

Theo kinh nghiệm dân gian, xử lý lông vịt đúng cách sẽ giúp khử một phần mùi hôi của thịt vịt. Bạn cần đun một nồi nước nóng, thêm chút vôi hoặc lá kế, nắm rau muống rồi cho vịt đã cắt tiết vào ngập nước. Lấy vịt ra, nhanh tay miết và nhổ hết lông vịt. Các lỗ chân lông có chất lỏng màu đen cần được nặn ra hết, rửa sạch.

Nếu không có vôi, lá khế hay rau muống, bạn có thể sử dụng muối để giúp việc nhổ lông vịt trở nên dễ dàng hơn. Sau khi cắt tiết vịt, hãy nhúng cả con vịt vào thau nước lạnh cho sạch máu thừa rồi nhúng vào chậu nước nóng có pha 2-3 thìa muối. Tiếp đó, bạn có thể nhổ lông vịt như bình thường.

Một cách khác để nhổ lông vịt dễ dàng hơn là sử dụng rượu. Sau khi cắt tiết, nhúng vịt vào chậu nước lạnh cho ướt lông. Tiếp đó, đổ rượu lên toàn bộ thân vịt và để khoảng 10 phút cho rượu ngấm vào các chân lông. Sau đó, nhúng vịt vào nước ấm và bắt đầu nhổ lông vịt.

Lưu ý, chỉ nên nhúng vịt vào nước ấm. Sử dụng nước nóng già sẽ khiến lỗ chân lông trên da vịt bị co lại, làm việc nhổ lông trở nên khó khăn. Ngoài ra, nước nóng cũng làm da vịt bị nứt, rách.

khu-mui-hoi-thit-vit-01

Rửa thịt vịt

Sau khi làm sạch phần lông, bạn cần rửa sạch vịt để loại bỏ các chất bẩn còn sót lại và khử mùi hôi. Thông thường, người ta sẽ sử dụng các loại gia vị như gừng, giấm, chanh để khử mùi hôi của vịt.

Trộn muối và giấm với nhau rồi thoa đều lên bên trong và bên ngoài con vịt. Chà nhẹ để làm sạch thịt vịt. Sau đó, rửa lại vịt bằng nước sạch và để ráo. Nếu không có giấm, bạn có thể sử dụng chanh. Chà xát chanh trực tiếp lên bề mặt vịt con vịt và rửa sạch.

Bạn cũng có thể sử dụng rượu gừng thoa đều lên thân vịt và để chừng 30 phút rồi rửa sạch.

Cắt bỏ phao câu

Phao câu ngan, gà, vịt là nguyên nhân khiến món ăn có mùi hôi. Đây là khu vực tập trung tuyến dịch bạch huyết chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Cắt bỏ phao câu vừa giúp khử mùi hôi, vừa loại bỏ các chất không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng các loại gia vị có mùi thơm trong chế biến
khu-mui-hoi-thit-vit-02
Đối với món vịt, bạn có thể nấu cùng gừng đập dập, hành khô để khử mùi hôi, tạo hương vị hấp dẫn cho món ăn. Ngoài ra, tùy theo cách chế biến mà bạn có thể lựa chọn gia vị cho phù hợp, ví dụ vịt luộc có thể sử dụng sả, gừng, hành; vịt giả cầy sẽ dùng riềng, mẻ…

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *