Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Trong cuộc sống hiện đại, ấm siêu tốc đã trở thành một thiết bị gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình. Thiết bị nhỏ gọn này giúp việc đun nước nóng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ấm siêu tốc tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu chúng ta mắc phải những sai lầm dưới đây.
1. Đun quá nhiều nước
Nhiều người đổ đầy ấm siêu tốc để đun được nhiều nước cùng một lúc. Tuy nhiên, cách làm này không an toàn. Nếu chúng ta đổ quá nhiều nước vào ấm, nước sẽ tràn ra khi sôi và chảy xuống dưới.
Chân đế là vị trí quan trọng. Nước lọt vào khu vực này sẽ dễ gây đoản mạch, có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ, rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nước sôi trào ra có thể gây bỏng cho người đứng gần đó. Vì vậy, khi đổ nước, không nên đổ đầy ấm siêu tốc. Bạn có thể để ý thành trong của ấm. Nó sẽ được đánh dấu mực nước an toàn nhất. Khi đổ nước, tốt nhất là không nên đổ quá mức này.
2. Bật điện trước rồi mới thêm nước
Thông thường, nhiều người sử dụng ấm siêu tốc để đun nước, họ sẽ thêm nước vào, sau đó đặt xuống đế ấm rồi bật nguồn để bắt đầu đun sôi. Ngược lại, một số người bật ấm siêu tốc rồi mới thêm nước. Họ cho rằng làm như vậy ấm đã nóng, có thể rút ngắn thời gian đun sôi.
Nhưng trên thực tế, cách làm này không hề an toàn. Khi bật nguồn mà không có nước thì ấm siêu tóc vẫn hoạt động. Mặc dù mỗi lần chỉ có thể hoạt động hơn mười giây nhưng nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài, nó có thể làm cháy ấm siêu tốc.
3. Đổ hết nước sau khi đun sôi
Khi nước sôi, hầu hết mọi người sẽ đổ hết ra ngoài để sử dụng. Tuy nhiên cách làm này là không nên. Thay vào đó, bạn nên để lại một ít nước dưới đáy ấm. Khi nấu xong, mâm nhiệt vẫn tỏa ra nhiệt, nên nếu trút hết nước ra nó sẽ rất nhanh hỏng.
Tình trạng này xảy ra lâu, đến một ngày sẽ gây hư hỏng ấm siêu tốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Vì vậy, khi nước sôi và đổ vào ấm, nên dự trữ một ít nước trong ấm, sau đó đợi cho đến khi nguội rồi mới trút cạn.
4. Không rút phích cắm
Không rút phích cắm của ấm siêu tốc sau khi sử dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Thứ nhất, việc này sẽ gây tiêu hao điện năng không cần thiết do ấm tiếp tục tiêu thụ điện trong chế độ chờ. Thứ hai, có nguy cơ cao xảy ra cháy nổ nếu ấm siêu tốc gặp vấn đề về điện hoặc bị hỏng, nhất là khi quá nhiệt hoặc chập điện.
Một tác hại khác của việc cắm điện liên tục đó là làm giảm tuổi thọ của ấm do các linh kiện điện tử hoạt động không ngừng và nóng lên thường xuyên. Cuối cùng, để cắm ấm không an toàn cho trẻ em, vì chúng có thể chạm phải và gặp tai nạn điện giật nếu không được giám sát cẩn thận. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng điện, bạn nên nhớ rút phích cắm sau khi dùng ấm siêu tốc.
5. Vệ sinh không đều đặn
Khi ấm đun nước được sử dụng trong một thời gian, bạn sẽ thấy dưới đáy ấm hình thành một lớp chất cặn. Nhiều người bỏ qua điều này và cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên. Nhưng lớp cặn này không chỉ trông bẩn mà quá nhiều cặn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước. Vì vậy chúng ta cần vệ sinh cân thường xuyên.
Cách tẩy cặn cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ một chút giấm trắng vào ấm, sau đó đổ nửa bát nước sạch vào rồi bật ấm điện lên và đun sôi. Giấm trắng có tác dụng đánh bay những vết cặn bẩn.
Sau khi nước sôi, bạn để nguyên, đợi khoảng mười phút thì đổ nước bên trong ra và lau bằng vải mềm. Lúc này, bạn sẽ thấy cặn trong ấm đã được loại bỏ hoàn toàn, hiệu quả rất rõ ràng. Nếu ấm có cặn dày, bạn có thể đun sôi thêm vài lần nữa để loại bỏ cả cặn cứng đầu nhất.
Theo Sohu
Thợ sửa ống nước tiết lộ sai lầm khi rửa bát, tưởng chừng vô hại nhưng có thể khiến gia chủ mất tiền oan