Ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x rời bỏ thành phố và về quê xây nhà.
Ngoài điểm chung là cùng trở về quê nhà để sinh sống và làm việc, những người này cũng có rất nhiều sự khác biệt. Có người chọn mua đất xây nhà, cũng có người chọn sống cùng bố mẹ,… Nhưng ngoài điều đó, đằng sau mỗi người còn là những câu chuyện, những trải nghiệm và cảm nhận không giống nhau. Chúng tôi tin rằng, thông qua tất cả những điều đó, mọi người sẽ có thêm cho mình những bài học và góc nhìn mới về 1 vấn đề không – còn – mới. Đó là lý do có bài viết này.
Còn bây giờ, hãy cùng chúng tôi trò chuyện với các nhân vật.
01.
* Chujiao: Sinh năm 1990, nội trợ
Tháng 9 năm ngoái, tôi đã giúp bố mẹ chồng sửa sang lại ngôi nhà. Ban đầu, ngôi nhà này chỉ được làm bởi gạch nung, xây dựng lần đầu tiên vào năm 1984. Năm 2011, vợ chồng tôi xây dựng lại thành căn nhà hai tầng như hiện tại bằng gạch đỏ. Năm 2022, chúng tôi cải tạo lại 1 lần nữa, lần này chủ yếu là phần sân ngoài trời.
Ngôi nhà sau khi cải tạo với góc nhìn từ trên cao.
Tổng chi phí cải tạo là khoảng 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng). Do vị trí địa lý của căn nhà nằm ở khu sườn đồi nên tốn thêm chi phí cho nhân lực để vận chuyển vật liệu xây dựng. Hai phần này chiếm phần lớn chi phí. Tuy nhiên, việc cải tạo phần cứng của căn nhà là tương đối lớn nên đã giúp mở ra thêm một không gian có thể để ở thứ 2.
Cửa sổ bếp mới sửa sang lại sáng sủa, sạch sẽ và giữ nguyên những chi tiết thiết kế ban đầu.
Ban đầu, nhà bếp là một căn phòng nhỏ riêng biệt với nguồn ánh sáng ít ỏi và diện tích sử dụng cũng rất hạn chế. Mỗi lần lấy dầu, muối, nước mắm, dấm đều phải chạy sang góc bếp khác trong nhà. Mẹ chồng tôi thậm chí có lần bị ngã ở lối đi trong một ngày mưa. Phần cải tạo mới chính là dùng để giải quyết những vấn đề này.
Chúng tôi cũng sơn lại các bức tường. Bởi vì vùng núi ở Trùng Khánh rất ẩm ướt, quanh năm dùng củi nên phần tường bị ngấm nước, ẩm mốc và rất xấu. Tuy vậy, sau khi cải tạo, toàn bộ phần tường trong nhà như được khoác lên mình 1 tấm áo mới.
Tuy tường bếp đã được sơn lại nhưng phần gỗ của mái nhà vẫn được giữ lại. Tính thực dụng được để cao đồng nghĩa với việc từng góc nhỏ trong ngôi nhà cũng phải đáp ứng nhu cầu của con người hiện đại. Song, chúng tôi vẫn chọn giữ những vật dụng quen thuộc để gợi nhớ những kí ức cũ và cũng để tiết kiệm ngân sách.
Trong nhà hay ngoài trời đều được thiết kế bàn ăn, để có thêm lựa chọn tuỳ hứng cho chúng tôi trong những bữa ăn hàng ngày.
Chúng tôi đã sử dụng những vật liệu tiết kiệm chi phí cho toàn bộ quá trình cải tạo, chẳng hạn như những viên gạch đỏ đơn giản và rẻ nhất. Người giàu có thể không quan tâm đến chi phí, nhưng đối với chúng tôi, ngoài vẻ đẹp thì điều cần cân nhắc đầu tiên là giá trị của đồng tiền.
Lần cải tạo lớn thứ hai với mục đích mở rộng khu vườn ngoài trời.
Trùng Khánh có nhiều núi nên diện tích phần sân của ngôi nhà sẽ tương đối nhỏ. Lần này chúng tôi đổ một mặt phẳng xi măng lên tầng cao bên hông ngôi nhà, và một bức tường được xây dựng ngay phía trước ngôi nhà, tất cả để tạo thành một khu vườn nhỏ. Tại đó chúng tôi trồng cây và hoa.
Công việc hàng ngày của bố mẹ chồng tôi là thức dậy vào lúc 5 – 6 giờ sáng. Bố chồng tôi sẽ quét dọn sơ qua nhà cửa còn mẹ chồng tôi sẽ chuẩn bị bữa sáng. Sau đó họ sẽ ra đồng xem ngô và các loại rau mà chính tay họ đã trồng.
Cây hoa trà 39 tuổi của bố chồng tôi.
Các con tôi tuy lớn lên ở thành phố nhưng sau khi chuyển về quê, được trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, chúng thực sự rất thích. Những ngày nghỉ lễ, chúng tôi thường lái xe đến những ngọn núi gần đó để du ngoạn.
Vợ chồng tôi may mắn có chung sở thích, đó là rất thích tìm kiếm những đồ vật cũ và tân trang lại chúng.
Vợ chồng tôi thích mọi thứ ở trạng thái tự nhiên nhất của chúng. Và bởi thế, chúng tôi tìm kiếm mọi nguyên liệu ở khắp mọi nơi, nhặt nhạnh và đem về tân trang một chút rồi sắp xếp lại với nhau. Tuy không có con mắt thẩm mỹ nhưng tôi nghĩ mọi sự sắp đặt của chúng tôi trong căn nhà cũng không quá tệ.
Chỉ cần hái bông hoa ngoài vườn nhà và cắm ngẫu hứng vào 1 chiếc bình là chúng tôi đã có sẵn 1 bình hoa rồi.
Tôi cũng thường xuyên hái hoa ngoài rừng để cắm hoa. Vào đầu mùa xuân, trong vườn ươm có rất nhiều loài hoa dại như mận lá đỏ và mộc lan tím. Chúng trông thật tuyệt khi được hái về và trồng vào nhà. Hầu hết đều sẽ mang tới cảm giác rất sống động. Cuộc sống của chúng tôi giờ đây cứ giản dị như thế, nhưng cả nhà luôn đầy ắp tiếng cười mỗi ngày.
02.
* Xiaolu: Sinh năm 1990, blogger về cuộc sống gia đình
Ngôi nhà được thiết kế nhẹ nhàng nhưng vẫn nổi bật dù là ngày hay đêm.
Tôi sinh năm 1990, hiện đang làm việc trong ngành thiết kế và cũng là 1 blogger về mảng gia đình. Hiện tại, gia đình chúng tôi gồm có 5 người đang sống trong ngôi nhà do chúng tôi tự xây, tổng cộng 5 tầng.
Vợ chồng tôi sống ở tầng 4 và 5 vì chúng tôi thích có tầm nhìn đẹp hơn và góc hiên rộng như khoảng sân nhỏ. Tầng 1 là khu sinh hoạt chung, tầng 2 là nơi chị tôi ở, tầng 3 là phòng của bố mẹ tôi có view rất đẹp và không phải leo lên tầng quá cao. Chúng tôi thường ăn cùng nhau ở tầng 1, và khi muốn có không gian độc lập riêng, chúng tôi về phòng riêng.
Căn nhà trước và sau khi cải tạo.
Phong cách thiết kế của mỗi tầng là khác nhau, vì bố mẹ chồng thích mọi thứ đơn giản, đồ người già dùng cũng khác với đồ của người trẻ nên ban đầu họ không có quá nhiều yêu cầu, chỉ cần có bếp và ban công là đủ, đồ nội thất cũng tương đối đơn giản. Trong cuộc sống, chúng ta độc lập và tôn trọng lẫn nhau.
Tôi thường làm việc ở Quảng Châu và thời gian di chuyển đến nơi làm việc của tôi mất chừng 3 tiếng đồng hồ. Tôi rời nhà vào khoảng 7 giờ sáng và về nhà đến gần 9 giờ tối, nhưng tôi vẫn nghĩ điều đó là đáng giá.
Cây cao 4m ngoài sân giúp mang tới không gian xanh cho căn nhà của tôi.
Tôi từng sống trong những ngôi nhà thuê ở Quảng Châu. Nhờ quãng thời gian đó nên tôi nhận ra rằng, không đâu bằng nhà mình cả. Tuy nhà tôi chỉ ở trong làng nhưng ngày nay, mọi thứ cũng đã hiện đại, đủ đầy và tiện nghi hơn rất nhiều rồi. Cân nhắc về tất cả những điều đó, tôi chọn về quê để xây nhà và sinh sống chứ không mua nhà ở thành phố.
Quay lại căn nhà của mình, có một điểm đặc biệt trong cách trang trí cứng nhắc chính là một khoảng sân nhỏ được xây ở giữa tầng 4 và tầng 5, tầng trên cùng trở thành một căn hộ song lập nhỏ, tầm nhìn cũng rộng hơn.
Tôi treo một bức tranh lớn ở giữa nhà và chọn màu sắc tươi sáng để căn nhà trông rực rỡ sắc màu hơn.
Sau 1 hồi tính toán, tôi nhận thấy rằng, nếu mở rộng sân sẽ gây lãng phí không gian của căn phòng, nhưng đây lại là chìa khóa để làm cho toàn bộ ngôi nhà trở nên thông thoáng.
Nhà của tôi cũng có một số thiết kế khá nổi bật. Ví dụ, mái nhà của tôi vẫn giữ nguyên nguyên bản bằng gạch nung và tôi không sơn tường vì tôi rất thích như vậy. Điều này cũng giúp tiết kiệm một số chi phí!
Hiện tại, tôi đang làm một blogger về gia đình.
Chúng tôi cũng thiết kế rất nhiều cửa sổ trong nhà vì tôi thích nhiều ánh sáng mặt trời. Trên thực tế, người Quảng Đông, đặc biệt là những ngôi nhà ở làng thành thị hoặc nông thôn, không thích cửa sổ lớn mà thích cửa sổ nhỏ và dày đặc. Một mặt là vì lý do chi phí, mặt khác người Quảng Đông cũng không thích. Việc thiết kế cửa sổ bị nhiều người cho rằng sẽ là nơi đón nhiều nắng vào nhà, gây ra nhiều bất tiện không đáng có khi sử dụng.
Vì thế, chúng tôi đã thiết kế một vài chiếc cửa sổ dài, kích thước vừa phải, không quá nhỏ nhưng đương nhiên cũng không lớn, nhằm mục đích đảm bảo ánh sáng ban ngày nhưng không bị nắng chiếu quá nhiều.
Chúng tôi bắt đầu xây dựng vào năm 2019. Về thiết kế, yêu cầu của địa phương là tổng số nhà không được vượt quá 18m nên đã quy hoạch thành một ngôi nhà cao 5 tầng. Chồng tôi làm thiết kế biệt thự và nội thất, toàn bộ căn nhà đều do anh ấy thiết kế.
Lúc đầu chỉ mất một đến hai tháng để dọn dẹp mọi thứ. Ngôi nhà cũ có quá nhiều thứ bừa bộn. Ở Quảng Đông, mỗi hộ gia đình đều có một miếu thờ, được chuyển về nhà người thân trong thời gian xây dựng. Trời quá ẩm vào tháng 3 và tháng 4, việc xây dựng phải dừng lại một thời gian. Sau này phải mất 5 – 6 tháng mới có thể đập tường, đóng cọc, đặt gạch.
Tôi chịu trách nhiệm về việc trang trí căn nhà. Tôi thích mày mò trang trí ngôi nhà của mình. Cuối tuần là thời gian cá nhân quý giá của tôi. Tôi thường dùng để sắp xếp những chiếc bàn đầy hoa theo chủ đề các mùa trong năm rồi mời bạn bè lên sân thượng thưởng thức bữa tối và cắm hoa.
Nếu hỏi tôi thứ gì không thể thiếu trong một ngôi nhà thì câu trả lời của tôi chắc chắn sẽ là cây xanh. Tôi cũng trồng rất nhiều hoa và cây trên sân thượng, thiên nhiên đem tới cho tôi cảm giác rất đỗi thư giãn.
Tôi từng khao khát sự thịnh vượng và vẻ nhộn nhịp xa hoa của các thành phố lớn, nhưng bây giờ tôi có thể nhìn thấy khung cảnh bình yên của làng quê ngoài chỉ qua một khung cửa sổ nhỏ – nơi tuyệt đối không có những tòa nhà cao tầng chật chội, chen chúc nhau. Tôi cũng nhận ra rằng, bằng cách tập trung phần lớn thời gian và suy nghĩ vào việc làm thế nào để sống một cuộc sống tốt đẹp, trái tim tôi trở nên dịu dàng và có chiều sâu hơn rất nhiều. Tôi chưa từng nghĩ, cuộc sống về quê lại tuyệt vời đến vậy!
03.
* Zhang: Sinh năm 1994, làm trong ngành thiết kế
Ngôi nhà tự xây của chúng tôi là một ngôi nhà ở một thị trấn nhỏ ở Huệ An, Tuyền Châu, cách trung tâm thành phố khoảng 40 phút lái xe.
Tôi là con một, sinh ra ở Tuyền Châu vào năm 1994. Tôi từng làm nhà thiết kế ở Hạ Môn (Trung Quốc), và cùng với 4 năm học đại học, thời gian ở Hạ Môn chiếm gần 1/3 cuộc đời tôi. Tôi đã cân nhắc việc trở lại Huệ An khi chuẩn bị kết hôn vào cuối năm ngoái. Nhưng sau khi kết hôn, tôi đã xin nghỉ việc vào đầu năm nay và quyết định trở về quê.
Sở dĩ tôi về quê là vì không muốn ở nơi khác sau khi kết hôn. Mặt khác, ông bà tôi đã qua đời vào năm ngoái và tôi thường tiếc nuối vì không thể dành nhiều thời gian hơn cho họ. Sự gắn bó mà cha mẹ tôi thể hiện đối với tôi khi họ lớn lên đã khiến tôi chọn ở gần họ hơn.
Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở thành phố quá cao, bạn chỉ có thể thuê một phòng đơn với giá hơn 2.000 NDT/tháng (khoảng 7 triệu đồng). Trong khi đó, mỗi ngày đi làm về, sau 8 tiếng bận rộn và mệt mỏi, mở cửa ra nhìn đâu cũng thấy toàn là những toà nhà cao tầng, tôi luôn cảm thấy mình đang dần mất đi sự tò mò và nhiệt huyết đối với thế giới. Tôi luôn ở trong trạng thái mất ngủ và kiệt sức. Chính vì vậy, tôi chọn về quê và xây nhà.
Ngôi nhà của tôi có tổng cộng 5 tầng và thang máy được lắp đặt từ trên xuống dưới, chủ yếu là do bố mẹ tôi đã lớn tuổi nên việc leo cầu thang sẽ khó khăn hơn, điều đó cản trở sự thuận tiện trong cuộc sống.
Tầng 1 và tầng 2 là khu vực công cộng. Có một gian thờ Phật nhỏ xinh được thiết kế ngay ở tầng một. Phòng khách có trần cao 6m, toàn bộ không gian này được thiết kế khá cao, rộng và thoáng đãng.
Sân hiên được bố tôi thiết kế và cũng là một trong những địa điểm yêu thích của gia đình. Khi thời tiết mát mẻ, chúng tôi sẽ chuẩn bị một ít đồ ăn nhẹ và trái cây, pha trà và rót một ít rượu rồi cùng cả nhà tận hưởng khoảng thời gian chất lượng bên nhau.
Phòng khách thư giãn trên tầng 2 là nơi gia đình chúng tôi quây quần nghỉ ngơi và trò chuyện khi về đến nhà.
Khu vực sân rất sáng sủa và thoáng mát.
Tầng 3 là không gian sinh hoạt của bố mẹ tôi. Phòng ngủ chính có tầm nhìn đẹp nhất trong nhà. Giường hướng ra cửa sổ kính trong suốt và có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh ngoài sân.
Căn nhà có vẻ đẹp tinh tế dù thiết kế bởi gam màu và đường nét nhẹ nhàng, thanh nhã.
Tầng 4 là không gian độc lập của vợ chồng tôi. Mở cửa bước vào là một phòng làm việc theo phong cách trung cổ đầy màu sắc. Phòng ngủ chính là nơi tôi dành nhiều thời gian nhất ở nhà. Tôi thích ngồi trên sàn và đọc sách bên ô cửa sổ.
Những món đồ nội thất đều được các thành viên trong gia đình cùng nhau lựa chọn. Phong cách sống của mỗi không gian không đồng nhất bởi các thành viên có thể lựa chọn theo sở thích riêng. Nhưng đó cũng là điều làm nên sự đặc biệt cho ngôi nhà này.
Khu vực bàn trà trên tầng 5.
Phần lớn tầng 5 đang bị bỏ trống và dự kiến sẽ được cải tạo tùy theo nhu cầu trong tương lai. Hiện tại, chúng tôi đang thiết kế nơi này thành khu vực uống trà.
Ngôi nhà mất khoảng 3 năm rưỡi để xây dựng. Khó khăn lớn nhất là chưa có đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Bố tôi đã tìm những công nhân tương ứng với từng đầu việc để thực hiện mọi thứ và tự mình giám sát toàn bộ quá trình.
Sàn trong nhà về cơ bản bằng phẳng, phòng tắm được làm toàn bộ bằng đá chống trượt giúp giảm nguy cơ té ngã, va đập cho người già khi lớn tuổi.
Sau khi nhà của chúng tôi được xây dựng, nó có vẻ hơi lạc lõng so với khu vực đó. Nhưng hàng xóm vẫn rất vui vẻ tới thăm và dành nhiều lời khen ngợi cho chúng tôi.
Sau khi về quê, tâm trạng của tôi rất bình yên và ổn định, giờ giấc sinh hoạt hàng ngày của tôi cũng rất đều đặn. Buổi sáng có thể chạy ra biển để ngắm bình minh, chiều tới cũng vẫn thong thả ngắm hoàng hôn. Tôi có thể tự do điều chỉnh công việc và cuộc sống, làm những gì mình thích và dành thời gian cho gia đình.
Hơn tất thảy, tôi nghĩ rằng, nơi tốt nhất và phù hợp nhất là nơi mang tới cảm giác thân thuộc, bình dị nhất. Liệu thành phố có tốt hơn khu vực nông thôn hay ngược lại là một câu hỏi luôn gây tranh cãi. Tôi nghĩ, tốt hay xấu đều phụ thuộc vào sự lựa chọn vào sở thích, nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mỗi người. Cả thành phố và nông thôn đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Nhưng trong khoảng thời gian vừa qua, tôi đã tìm ra được rất nhiều điều mới từ chính cuộc sống ở quê nhà.
Nam sinh nộp bài sớm 15 phút, tuyên bố “đề dễ” nhưng điểm chỉ ở tầm trung: 4 năm sau cuộc sống thế nào?