Mẹo xử lý tường nhà mốc lở, bong tróc: Chi phí hợp lý, nhà nào cũng làm được

Sau những ngày nồm ẩm hoặc mưa kéo dài, một số gia đình gặp tình trạng tường bị mốc, lở, bong tróc. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây.

Tường nhà rất mốc, lở, bong tróc sau những ngày mưa hoặc trời nồm ẩm kéo dài. Việc tường xuất hiện những vết thâm đên hoặc từng mảng sơn bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Ngoài việc thời tiết nồm ẩm, việc xử lý chống thấm cho ngôi nhà không được thực hiện tốt ngay từ ngày đầu thi công cũng khiến tường bị mốc, bong trong.

Việt Nam thuộc kiểu thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm trung bình luôn cao. Vì vậy, không khí ẩm lâu ngày cộng với việc xử lý chống thấm không tốt sẽ khiến tường nhà rất dễ bị mốc, lở.

Ngoài ra, loại sơn kém chất lượng hoặc kỹ thuật pha trộn sơn không tốt cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn tường trong qua trình sử dụng.

Để xử lý vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Cách xử lý tường bị nấm mốc

Sử dụng phương pháp chải khô
tuong-nha-bi-moc-01
Khi tường mới xuất hiện nấm mốc, bạn có thể dùng bàn chải khô chải sạch các vết mốc trước. Tiếp đó, hãy dùng khăn mềm nhúng cồn để lau tường, giúp ngăn chặn nấm mốc phát triển. Cách này sẽ có hiệu quả nếu vết mốc mới xuất hiện và diện tích tường bị mốc không quá lớn.

Dùng thuốc tẩy

Pha thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ 1:99 và đổ vào bình xịt. Xịt dung dịch lên tường và để một lúc cho thuốc tẩy hoạt động, làm mờ các vết mốc trên tường. Sau đó, bạn có thể dùng bàn chải chà nhẹ vào vết mốc và lấy khăn lau sạch.

Nếu tường bị mốc nặng, bạn có thể pha dung dịch thuốc tẩy đậm đặc hơn, với tỷ lệ thuốc tẩy : nước là 1:20.

Phương pháp này phù hợp với những vết mốc xuất hiện chưa lâu. Với tường bị mốc nặng, bạn vẫn cần những bước xử lý chuyên nghiệp hơn như dùng giấy nhám đánh nhẵn tường, quét một lớp sơn lót chống thấm rồi quét sơn phủ.

Cách xử lý tường bị bong tróc, phồng rộp

Đầu tiên, cần phải loại bỏ phần bong tróc, cạo sạch lớp bột trét. Bước tiếp theo là làm nhẵn, đánh bóng mảng tường vừa cạo bằng giấy nhám mịn. Cuối cùng là sơn một lớp sơn lót và một lớp sơn phủ.

Nếu vết phồng rộp, bong tróc trên tường có diện tích lớn, sau khi cạo hết, bạn nên chờ tường khô ráo rồi mới tiến hành các bước xử lý tiếp.
tuong-nha-bi-moc-02
Trong quá trình xử lý, phải tuân thủ các quy tắc thi công, chú ý quét lớp sơn chống thấm vào chân tường và sữa chữa các vết nứt trên tường.

Nên tránh sơn lại tường vào mùa mưa.

Sử dụng giấy dán tường, xốp dán tường
tuong-nha-bi-moc-03
Đây là một phương pháp tạm thời, phù hợp với những gia đình chưa có điều kiện giải quyết ngay.

Bạn có thể mua những miếng nhựa PVC, miếng xốp dán tường trang trí, giấy dán tường để che đi những phần tường bị mốc, bong tróc kém thẩm mỹ (trước khi dán nhớ cạo bỏ phần sơn bị phồng lên, bong tróc).

Cách này có chi phí thấp, thời gian xử lý nhanh nhưng chỉ giải quyết được phần thẩm mỹ bên ngoài chứ không giải quyết được bản chất tường nhà đang bị ẩm, thấm nước.

Phương pháp chống ẩm trong nhà

Sử dụng máy hút ẩm

Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm bên trong nhà.

Ngoài ra, sử dụng hạt hút ẩm, than hoạt tính, vôi, than trẻ cũng có thể giúp hút ẩm, chống ẩm. Bạn chỉ cần bỏ một trong những nguyên liệu nói trên vào túi vải nhỏ, buộc lại và đặt ở mọi ngóc ngách trong phòng là có thể giảm bớt độ ẩm.

Đóng cửa vào mùa nồm

Khi thời tiết nồm ẩm, bạn nên đóng các cửa ra vào và cửa sổ để tránh trường hợp nhà bị “đổ mồ hôi”. Vào những ngày khô ráo, hãy mở cửa để thông gió, giúp giảm lượng hơi nước trong nhà.

Sử dụng điều hòa

Bạn có thể sử dụng điều hòa để hút ẩm trong nhà. Khi độ ẩm không khí quá cao, hãy bật điều hòa ở chế độ hút ẩm, để 2-3 tiếng sẽ giúp giảm bớt độ ẩm trong nhà.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *