Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng? Không phải để cho thơm, đây mới là lý do người bán không bao giờ dám ti:ết l:ộ.
Khi đi mua nước mía uống giải nhiệt mùa hè, bạn thường thấy người bán hàng cho thêm 1, 2 quả quất vào ép cùng, mục đích là làm gì vậy.
Nước mía vốn rất được ưa chuộng bởi vị ngọt tự nhiên của mía và độ mát lạnh khi uống cùng với đá. Dần dần, nước mía còn được biến tấu với nhiều phiên bản kết hợp trái cây “xịn xò” hơn như nước mía dâu, nước mía sầu riêng, nước mía cốt dừa, nước mía trân châu,…
Tuy nhiên, có một điều vẫn còn giữ nguyên vẹn đó là khi ép mía người bán thường cho một quả quất vào ép cùng, vậy mục đích là gì vậy?
Tại sao khi ép mía bán người ta thường cho thêm 1 quả quất vào ép cùng?
Vì sao ép mía lại cho tắc vào ép cùng?
Thật ra câu trả lời vô cùng đơn giản, bởi vì vị chua thanh của tắc có thể làm dịu lại vị ngọt của mía. Khi thêm quả tắc vào cùng, nước mía sẽ không bị ngọt gắt cũng như có thêm hương thơm của tắc. Từ đó, nước mía sẽ thanh hơn, ngon hơn và dễ uống hơn.
Ngoài quất, một số người bán nước mía còn cho vào một lát cam hay dứa với mục đích tương tự.
Lưu ý: Nếu bạn dùng ngay sau khi ép thì mới nên kết hợp quất với nước mía, còn nếu chưa uống ngay thì không nên cho quất vào ép cùng. Nếu để lâu, quất sẽ khiến nước mía nhanh hỏng hơn.
Có 2 cách kết hợp quất và nước mía: Thứ nhất là trực tiếp cho quả quất vào ép cùng với mía. Đây là cách được ưa chuộng vì nước quất sẽ hòa quyện một cách hoàn hảo nhất với nước mía ép, cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất.
Cách thứ hai là sau khi ép mía xong, cho nước mía và đá vào ly, bạn mới dùng dao cắt quất, lọc bỏ hạt và vắt quất vào ly mía. Cách này tránh được tình trạng nước mía có vị đắng từ vỏ quất. Cần chú ý lượng quất vắt vào ly, đừng để ly bị chua quá.
Nước mía mang lại nhiều lợi ích
Những tác dụng của nước mía
Theo tư vấn của bác sỹ Huỳnh Tấn Vũ (Đại học Y Dược TP.HCM) trên VnExpress, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan.
Nước mía là loại nước bổ dưỡng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được dùng với liều lượng hợp lý (dưới 249ml mỗi ngày).
Giảm mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục, bổ sung nước và năng lượng sau tập luyện, giảm mệt mỏi. Công dụng này có được nhờ lượng carbohydrate và các vitamin, khoáng chất, điện giải.
Điều chỉnh đường huyết
Do có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nếu được dùng với liều lượng vừa phải, nước mía giúp ngăn tình trạng đường huyết tăng đột biến. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều sẽ làm tăng tổng lượng đường trong máu.
Chống lão hóa, thải độc gan
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid và vitamin, giúp hạn chế các tổn thương tế bào do gốc tự do. Nó cũng có tác dụng làm chậm lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến, vú; bảo vệ gan.
Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng tiểu
Nhờ tác dụng lợi tiểu, nước mía giúp phòng chống sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu. Các nghiên cứu cho thấy việc uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát ở đường tiết niệu do nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt hay bệnh lây truyền qua đường tình dục. Loại đồ uống này còn tăng cường miễn dịch, giảm ốm nghén.
Lưu ý: Nên uống nước mía ngay sau khi ép, nếu để quá lâu bên ngoài sẽ dễ nhiễm khuẩn. Người bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc không nên uống nước mía. Bạn cũng không nên dùng nhiều loại đồ uống này nếu muốn giảm cân.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn? Đáp án của chuyên gia khiến nhiều người bất ngờ
Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nước mía phải qua khâu ép nên dễ dính bụi bẩn và các loại vi khuẩn có hại, còn nước dừa sẽ được uống ở dạng tự nhiên hơn.
Nước dừa tốt nhưng không nên uống thay nước lọc
Những ngày qua, không chỉ các tỉnh phía Nam mà cả nước ta đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhất là thời điểm từ 10 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Để giải nhiệt và giữ nước cho cơ thể, ngoài uống đủ 1,5 – 2l nước/ngày, nhiều người còn lựa chọn uống thêm các loại nước như nước dừa, nước mía. Đây là loại nước từ 2 loại cây có sẵn, được trồng nhiều trên khắp đất nước ta, giá lại rẻ.
Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn – Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, axit folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như, natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magie và kẽm… Ngoài ra, nước dừa còn chứa các amino acid, các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase…
Bác sĩ Hưng cho biết, trước đây, trong những trường hợp thiếu thốn, khi không có nước oresol, không có điều kiện tới các cơ sở y tế thì người ta dùng nước dừa như một biện pháp tạm thời để bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, không thể dùng nước dừa thay thế nước lọc. “Dù nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không nên uống hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều, bởi có thể gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ”, bác sĩ Hưng phân tích.
Bác sĩ Hưng cho biết, ở các nước phương Tây, nước dừa được xem là một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ đang cho con bú, bởi trong nước dừa có chứa một hợp chất gọi là monolaurin, giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.
Nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, với những đặc điểm như chứa ít calo, không chứa cholesterol, giàu kali, giàu chất xơ giúp giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa, giúp bổ sung lượng muối mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước dừa. Bởi với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và duy nhất cần thiết đối với trẻ.
Với trẻ lớn hơn, khi mới bắt đầu cho trẻ uống nước dừa hãy cho trẻ uống nước dừa tươi với một lượng nhỏ trước khoảng 50ml và kéo dài một vài ngày để kiểm tra trẻ có bị dị ứng với nước dừa hay không. Nếu trẻ không xuất hiện phản ứng dị ứng, cha mẹ có thể kết hợp nước dừa vào chế độ ăn của trẻ.
Bác sĩ Hưng lưu ý, không nên cho trẻ uống nước dừa hằng ngày. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do dạ dày trẻ còn nhỏ nên nếu uống quá nhiều nước dừa có thể bị no và dẫn đến ăn ít đi.
Nước mía.
Nước mía có khả năng ngừa ung thư nhưng nhiều đường và năng lượng
Đối với nước mía, theo y học hiện đại, đây là loại nước rất giàu dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu trong nước mía là đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), cùng với nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.
Trong Đông Y, nước mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón. Vì vậy, uống một ly nước mía thường xuyên giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, nước mía là một nguồn giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic có thể giúp cơ thể kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus cũng như chống dị ứng.
Tuy nhiên, BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, trong nước mía có hàm lượng đường cao và nhiều năng lượng vì vậy không tốt cho người có hệ tiêu hóa kém, người đang sử dụng thuốc bổ hay thuốc chống đông máu, người bị tiểu đường hay đang ăn kiêng, giảm cân. Trong trường hợp dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng. “Đối với phụ nữ mang thai, uống nước mía nhiều dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Nước mía dễ nhiễm chất bẩn hơn nước dừa
Theo các bác sĩ, cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Cả hai loại nước cũng có các hạn chế như không nên uống nhiều và một số nhóm người thì tránh hoặc dùng ít.
Uống nước dừa sẽ tự nhiên hơn uống nước mía.
Nước dừa được bọc bởi lớp vỏ bên ngoài nên có thể được dùng ở dạng tự nhiên nhất, không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Ngoài ra, nước dừa có vị ngọt thanh, ít đường và ít năng lượng nên phù hợp với mọi người.
Còn mía phải trải qua khâu cạo vỏ, ép mới lấy được nước. Khi trải qua các khâu này, nếu không được làm sạch thì nước mía sẽ dễ dính bụi bẩn, vi khuẩn… nên độ nguyên chất sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chọn ăn mía trực tiếp hoặc tự ép mía lấy nước uống sẽ đảm bảo hơn.