Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn? Câu trả lời khiếп пhiều пgười пgỡ пgàng

Cơ thể cần chất béo nhưng chất béo rất giàu calo. Một gam chất béo cung cấp cho cơ thể đến 9 calo trong khi một gam chất đạm hay một gam tinh bột chỉ cung cấp cho cơ thể 4 calo. Vì thế, cần xác định lượng chất béo cung cấp cho cơ thể sao cho hợp lý. Tất cả các chất béo và dầu nấu ăn được tạo thành từ các axit béo bão hòa, không bão hòa đa và không bão hòa đơn ở các tỷ lệ khác nhau.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng phân vân nên dùng ăn dầu ăn hay dùng mỡ động vật trong chế biến thức ăn bởi vì theo một số lập luận bảo vệ quan điểm có lợi của mỡ động vật cho rằng mỡ heo là linh hồn của món ăn, dù là món ăn gì đi nữa chỉ cần một muỗng mỡ động vật cũng đủ để tạo món ăn màu sắc đẹp, vị thơm và ngon. Nó là một thứ phụ gia làm cho các món ăn trở nên tuyệt vời hơn vì mùi thơm của mỡ động vật là không thể thay thế bởi nguồn gốc chính của mùi thơm này là một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride. Vậy thực chất ăn mỡ lợn hay dầu ăn tốt hơn?

Trên thực tế, mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tạo ra cholesterol trong máu. Trong khi đó, dầu thực vật chứa nhiều axit béo không no (chưa bão hòa), không có cholesterol (trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ, dầu cacao). Nếu dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K thì mỡ động vật chứa nhiều vitamin A, D.

Mỡ lợn và dầu ăn là 2 loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu chỉ sử dụng dầu thực vật mà hoàn toàn bỏ qua các loại mỡ động vật sẽ gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.

Về giá trị dinh dưỡng của mỡ lợn và dầu ăn, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: “Trong mỡ có nhiều axit béo no, vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D. Trong dầu thực vật có acid béo không no, vitamin tan trong chất béo như vitamin E, vitamin K mà acid béo không no nếu sử dụng ở nhiệt độ cao, lâu sẽ bị phân hủy tạo thành những chất độc gây hại cho cơ thể”.
Như vậy, rõ ràng là mỡ động vật không gây béo hơn dầu thực vật như bấy lâu nay quan niệm vì mỗi một gram dầu và mỡ đều cung cấp 9 calo như nhau cho nên dù là mỡ lợn và dầu ăn đều gây tăng cân như nhau và việc sử dụng dầu ăn hay mỡ động vật đều tốt với cơ thể nhưng cần sự cân bằng trong sử dụng để chế biến thức ăn giúp bảo đảm sức khỏe.

Dấu hiệu cà chua bắp cải chứa nhiều phân đạm ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em nên cẩn trọng

Dưới đây là những dấu hiệu chứa nhiều phâm đạm, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình, chị em nên đặc biệt cẩn trọng.

Rau củ quả nhiều chất đạm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Hàm lượng nitrar là một trong những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Nitrat có nguồn gốc từ phân đạm. Nếu bón quá nhiều phân đạm, hàm lượng nitrat trong rau sẽ tăng đáng kể. Nếu nitrat tồn dư vượt ngưỡng cho phép, ăn liên tục sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây hại cho gan và thận. Thế nhưng, mặt mắt thường chúng ta sẽ rất khó nhận biết được hàm lượng nitrat trong rau củ. Vì vậy chị em nội trợ hãy tham khảo một số mẹo vặt sau.

1. Cà chua:

Cach-tri-mun-bang-ca-chua

– Bề ngoài sáng bóng, da mỏng, không lõm, bầm dập. Nểu quả còn xanh thì sẽ không chín ngon được.

– Nên nhớ: Chọn quả chín thơm, vỏ quá dày bên trong sẽ chứa nhiều nitrat – tồn dư từ việc bón quá nhiều phân đạm.

2. Bắp cải:

2019122322124029

– Bề ngoài: Lá mỏng, không bị các mảng tối, sâu, khác màu.

– Cần nhớ: Chọn bắp cải không bị thay đổi hình dạng khi bóp lại. Nếu lá cuốn quá chắc và dày, khả năng cao là có quá nhiều phân đạm.

3. Súp lơ:

– Bề ngoài: Súp lơ nên có màu trắng hoặc vàng, bề mặt không xuất hiện các đốm mốc, bẩn.

– Cần nhờ: Súp lơ cầm chắc nịch, chứng tỏ an toàn.

4. Dưa chuột:

– Bề ngoài: Màu xanh lá ây tươi sáng, vỏ mỏng, có phấn trắng.

– Cần nhớ: Dưa chuột nên lấy quả nhỏ, chắc nịch, không lồi lõm, nhiều nếp nhăn. Cuống dưa có mủ vàng, xám, chứng tỏ không còn tươi.

5. Khoai tây:

– Bề ngoài: Vỏ mỏng, mịn, không nhiều lỗ, bầm dập, có màu xanh.

– Cần nhớ: Nên chọn khoai tây có kích thước vừa phải.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *