Thạch sùng tuy không có hại nhưng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Để đuổi chúng ra khỏi nhà, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.
Thạch sùng là loại vật dễ gặp trong nhà. Chúng hay di chuyển trên tường, trần nhà, thậm chí còn leo lên đồ đạc, đi khắp nơi để tìm đồ ăn.
Thạch sùng có thể khiến bạn cảm thấy bất tiện nhưng chúng là sinh vật không gây hại cho con người, thậm chí còn giúp diệt các loại côn trùng gây hại khác như ruồi, gián, bướm đêm…
Tuy nhiên, thạch sùng có thể truyền vi khuẩn salmonella giống nhiều loài bò sát khác qua phân. Vì vậy, việc thạch sùng xuất hiện trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
Dưới đây là một số cách giúp bạn đuổi thạch sùng ra khỏi nhà một cách tự nhiên, an toàn.
Dùng vỏ trứng
Có thể bạn chưa biết, thạch sùng sợ mùi của vỏ trứng. Vì vậy, bạn có thể dùng nguyên liệu này để đuổi thạch sùng ra khỏi nhà.
Phần vỏ trứng rửa sạch, để ráo nước rồi đem nghiền nhỏ. Đặt vỏ trứng ở những nơi thạch sùng hay di chuyển. Khi ngửi thấy mùi, chúng sẽ tự đồng bỏ chạy.
Dùng tỏi
Tỏi là gia vị có mùi nồng nên rất nhiều loài sinh vật không thích. Bạn có thể đặt tỏi ở những nơi thạch sùng hay lui tới và chúng sẽ không bao giờ dám xuất hiện nữa.
Dùng hạt tiêu
Hạt tiêu có mùi cay nồng và cũng là thứ gia vị khiến thạch sùng tránh xa. Bạn đổ hạt tiêu vào bình xịt, thêm chút nước và trộn đều. Xịt nước hạt tiêu ở những khu vực thạch sùng hay qua lại hoặc ẩn náu là có thể xua đuổi chúng một cách dễ dàng.
Dùng ớt
Thạch sùng không thích vị cay. Do đó, bạn có thể hòa tương ớt (hoặc ớt tươi băm nhỏ, ớt bột) vào nước rồi xịt ở những nơi chúng hay xuất hiện. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến thạch sùng “một đi không trở lại”.
Dùng nước lạnh
Có thể bạn chưa biết, thạch sùng rất sợ nước lạnh. Nếu nhìn thấy con thạch sùng và muốn bắt nó, bạn có thể xịt nước lạnh vào người chúng. Nước lạnh làm con thạch sùng di chuyển chậm lại, thậm chí là đứng im, không thể di chuyển. Khi đó, bạn có thể bắt lấy chúng và mang ra khỏi nhà
Dùng lông gia cầm
Các loài chim nhỏ là thiên địch của thạch sùng. Vì vậy, khi nhìn thấy lông chim, lông gia cầm, thạch sùng sẽ nghĩ có chim ở gần đó và bỏ chạy.
Bạn có thể dùng lông chim hoặc quả cầu lông để đặt ở nơi thạch sùng hay lui tới, đảm bảo sẽ có hiệu quả.
xem thêm;
Bảo quản gừng bằng tủ lạnh là sai: Thả thứ này vào gừng
Với kinh nghiệm bảo quản gừng tươi dưới đây bạn có thể giữ được những củ gừng tươi ngon trong thời gian rất dài mà không lo hư th.ố.i.
Phương pháp thứ nhất, bảo quản bằng màng bọc thực phẩm
Nếu muốn gừng tươi không bị mọc mầm, chúng ta có thể rửa sạch và bảo quản. Bạn có thể cho một ít muối ăn khi vệ sinh, vì muối ăn có tác dụng diệt khuẩn.
Sau khi rửa sạch với muối ăn rồi lại chần qua nước, tìm khăn giấy để lau cho sạch. Gừng không có độ ẩm trên bề mặt nên có thể được bảo quản và không dễ bị hư hỏng.
Tiếp theo, chúng ta cần tìm một lọ sach. Dùng màng bọc thực phẩm bọc gừng lại. Sau khi gói xong, chúng ta cho gừng vào lọ đậy kín.
Tốt nhất là rửa bình cho khô ráo. Nếu không, gừng cũng rất dễ bị thối khi tiếp xúc với nước, đồng thời sẽ tỏa ra mùi hôi.
Phương pháp bảo quản thùng carton
Nếu gừng mua về chưa được làm sạch và vẫn còn dính đất thì lúc này chúng ta không cần rửa sạch nữa. Có thể tìm một hộp bìa cứng nhỏ và lót một lớp giấy báo bên dưới, nếu không có giấy báo, cũng có thể dùng khăn giấy. Rải thêm một lớp baking soda ở trên.
Thực ra nguyên lý rất đơn giản baking soda có thể hút hơi ẩm trong không khí, bọc giấy lại có thể chặn hơi ẩm ở dưới đáy, để gừng có thể bảo quản được lâu trong môi trường khô ráo.
Sau khi lót giấy và baking soda, chúng ta có thể cho gừng vào. Sau khi xếp gừng xong, chúng ta lót một lớp giấy khác lên trên và rắc một ít baking soda lên. Bằng cách này, nó có thể được cách ly với không khí và không dễ bị mốc hay hư hỏng.
Cách chọn gừng tươi ngon giàu dưỡng chất
Chọn những củ gừng đã mọc mầm: Bí quyết chính là bạn nên chọn những củ gừng đã mọc 1-2 mầm non. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn những củ gừng có quá nhiều mầm mới nhú, vì như vậy dinh dưỡng trong gừng sẽ bị mầm hấp thụ hết.
Sau khi mua gừng về, chị em đừng quên tách bỏ phần mầm để chất dinh dưỡng trong gừng không bị phần mầm non hút mất nhé!
Củ gừng càng xấu, càng nên mua: Chị em tuyệt đối không nên mua những củ gừng có phần vỏ quá sạch, quá mịn và có màu trắng. Nhìn qua thì rõ là thích mắt nhưng những củ gừng có “giao diện” sạch đẹp như vậy thường dễ bị ngâm trong hóa chất, có hại cho sức khỏe.
Kiểm tra phần thịt gừng: Nếu có thể, bạn nên xin phép người bán và thử bẻ đôi 1 củ gừng. Gừng tươi mới và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ có những đường vân tròn rất rõ. Bạn nên mua những củ gừng như vậy.
Ngoài ra, còn có 1 mẹo nhỏ để kiểm tra chất lượng thịt gừng mà không cần bẻ đôi củ gừng. Bạn hãy quan sát các nếp gấp ở vỏ gừng. Nếp gấp càng rõ, khoảng cách giữa các nếp gấp rộng thì đó là gừng tươi, ngon và nhiều chất dinh dưỡng đấy.